Thứ Hai, 29/06/2020 07:34

Nghiên cứu hạn chế hình ảnh người nổi tiếng, nghệ sĩ nếu tung tin giả

Một trong những giải pháp hạn chế tin giả, tin sai sự thật từ người nổi tiếng, nghệ sĩ là hạn chế hình ảnh trên không gian mạng, sóng truyền hình, báo chí...

“Chỉ những kẻ muốn phá hoại mới tung tin đồn nhảm”Nghị định mới: Tung tin giả mạo trên mạng xã hội bị phạt từ 10 - 20 triệu đồngGiả danh công an, viện kiểm sát gọi điện lừa đảo 2,2 tỷ

Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước câu hỏi của một đại diện diễn đàn mạng xã hội phản ánh thực trạng về mức xử phạt việc tung tin giả trên mạng xã hội như hiện nay, một số người nổi tiếng, nghệ sĩ chấp nhận đăng tin sai sự thật và bị xử phạt để có nhiều người xem hơn bởi số tiền thu về cao hơn rất nhiều mức xử phạt.

Về vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông - TTTT) cho biết, đúng là mức xử phạt đối với hành vi tung tin giả ở Việt Nam hiện nay từ 10 - 15 triệu đồng đang thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, so với Singapore, Việt Nam thấp hơn khoảng 10 lần, so với Malaysia và Thái Lan thấp hơn 4 lần.

“Cái khó là chúng ta không thể nâng mức xử phạt đối với hành vi tung tin giả lên mức quá cao bởi mức xử phạt này nằm trong nghị định xử phạt hành chính chung của các vấn đề xử phạt hành chính khác”, ông Lê Quang Tự Do cho biết.

Về mức xử phạt, Bộ Thông tin Truyền thông đã 2 lần sửa Nghị định và xử phạt về tin giả, tin sai sự thật. Mức xử phạt như hiện nay cũng là mức nặng nhưng đúng như phản ánh, trên không gian mạng họ kiếm lời từ tung tin giả. Do đó, Bộ TTTT triển khai các giải pháp khác ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật. Đó là ngăn chặn dòng tiền quảng cáo hoặc là PR trá hình ở trang cá nhân kiếm lợi từ tung tin giả.

Tiếp đó là ngăn chặn tài khoản đó, điển hình mới đây là chặn tài khoản Nờ Ô Nô trên tiktok.

Giải pháp nữa mà Bộ TTTT đang nghiên cứu, chưa triển khai chính thức là phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để có quy trình hạn chế hình ảnh những người nổi tiếng, nghệ sĩ trên không gian mạng, sóng truyền hình, báo chí và cả sân khấu biểu diễn để xử lý việc lợi dụng scandan để nổi tiếng, kiếm tiền.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Sen Huế “tỏa hương”
Sen Huế “tỏa hương”

Từ sen Huế gần gũi, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế đã “biến” từng bộ phận của cây sen truyền thống thành sản phẩm hấp dẫn trên bàn ăn, phòng khách của người dân Việt và nay mai đang chuẩn bị sang Mỹ.

Đón giao thừa trên sân khấu
Đón giao thừa trên sân khấu

Khi mọi người nghỉ ngơi đón tết thì các nghệ sĩ trẻ vẫn ngày đêm tập luyện, biểu diễn để mang không khí rộn ràng của mùa xuân đến với mọi người.