Chủ Nhật, 27/07/2014 15:03

Người dân các nước ăn gì trong đêm Giao thừa?

Thực phẩm là một phần của Tết Nguyên đán. Chính vì thế, trong ngày hôm nay (27/1), các gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới đang tất bật chuẩn bị những bữa tiệc lớn để đánh dấu dịp lễ truyền thống này.

Ngày đầu năm mới, nhớ ăn 8 món nàyNgười dân châu Á rộn ràng chuẩn bị đón TếtNgười dân Hàn Quốc bắt đầu về quê ăn tết​Các đại sứ ăn Tết Việt

Dưới đây là những món ăn mà 5 nhân vật đến từ 5 nền văn hóa khác nhau chuẩn bị để đón tết.

Kwee Lian Tan, Malaysia

Bà Kwee Lian Tan đến từ Malaysia. Ảnh: ABC Radio Sydney

Bà Tan cho hay: "Vào đêm Giao thừa đón năm mới, cả gia đình sẽ ăn một bữa ăn lớn. Chúng tôi lì xì cho các thành viên nhỏ tuổi để cầu chúc may mắn và thịnh vượng".

"Tôi sẽ nấu món cá với nước sốt chua ngọt làm từ nước sốt cà chua, giấm, đường, dứa, ớt, hẹ tây và bột ngô đun sôi lên; sau đó đổ trên cá. Tôi trang trí món ăn này với hành lá. Chúng tôi cũng nấu nhiều cơm. Chúng tôi có truyền thống để lại cơm trong nồi cơm điện vào đêm Giao thừa. Như vậy, chúng tôi sẽ có thức ăn thừa vào năm mới. Điều này tượng trưng rằng, chúng tôi sẽ luôn luôn được no đủ".

Jay Lee, Hàn Quốc

Anh Jay Lee đến từ Hàn Quốc. Ảnh: ABC Radio Sydney

Anh Lee đang sống tại Sydney, Australia và thường quay về Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay, vợ chồng anh quyết định ở lại Sydney bởi gia đình anh vừa đón con gái nhỏ chào đời.

"Thông thường, hơn 60 thành viên của gia đình tôi sẽ quây quần bên nhau trong dịp tết. Tất cả người thân và bạn bè đến với nhau để lì xì và nói chuyện. Sau đó, chúng tôi sẽ nấu dok gook, món ăn quan trọng nhất trong năm mới. Dok gook là món súp bánh gạo. Chiếc bánh gạo có hình dài tượng trưng cho cuộc sống lâu dài", anh Lee chia sẻ.

William Li Zhang, Trung Quốc

Ông Zhang cho biết: "Vào đêm Giao thừa đón năm mới, chúng tôi hầu như luôn nấu món yuan xiao, một loại bánh bột nếp hình tròn và một món bánh bao ngọt tráng miệng, thường được phục vụ trong một món súp ngọt với gạo nếp lên men”.

Eveline Tan Bie Giok, Indonesia

Bà Eveline Tan Bie Giok đến từ Indonesia. Ảnh: ABC Radio Sydney

Theo bà Giok: "Chúng tôi thường có một buổi lễ vào đêm trước năm mới. Chúng tôi dành nhiều thời gian cùng với tất cả gia đình, đôi khi trong một nhà hàng hay ngay tại nhà. Chúng tôi lì xì cho con, cháu và người lớn tuổi. Tôi thường nấu thịt gà và thịt lợn với súp, cùng gạo đỏ lên men".

"Chúng tôi cũng ăn bánh có nhiều lớp. Loại bánh này tượng trưng cho thu nhập của chúng tôi sẽ ngày càng tăng lên", bà Giok cho hay.

Mark Sing, Singapore

Hất tung thức ăn trong bữa tối Giao thừa. Ảnh: Reuters

Ông Sing nói rằng, trước dịp tết, ông và vợ thường dọn sạch nhà cửa để "thổi đi quá khứ và chào đón năm mới".

"Tết là một thời gian tuyệt vời. Chúng tôi tập trung tại nhà cha mẹ tôi. Tất cả người thân cùng ở bên nhau và có một bữa ăn lớn. Sau đó, chúng tôi lấy đũa, mọi người đứng xung quanh bàn ăn, trộn các món ăn lại với nhau và hất tung chúng lên để bắt đầu năm mới. Dù có chút lộn xộn và thức ăn văng khắp nơi, nhưng nó mang ý nghĩa tốt", ông Sing cho biết.

Lê Thảo (Lược dịch từ ABC News & WN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm vui nho nhỏ
Niềm vui nho nhỏ

Những bước đi đầu tiên của năm Quý Mão với tôi, một người mẹ, một bà giáo già có nỗi bồi hồi, niềm hạnh phúc nho nhỏ, lặng thầm như thế đó. Và tôi muốn đem gửi tặng câu chuyện nhỏ này cho những ai yêu quý mùa xuân.

Thời tiết ngày mùng 3 Tết Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 24/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo

Đối với trẻ ở lại điều trị, đón tết tại bệnh viện là một thiệt thòi lớn. Nhiều tấm lòng, nhiều cánh tay chìa ra giúp bệnh nhi vui vẻ, lạc quan tiếp sức cho các em trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.