Thứ Bảy, 28/12/2019 15:35

Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm virus SARS-COV-2 vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực.

Chưa chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh nhóm BKhông lơ là với biến thể COVID-19!Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19

Tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh các hậu quả lâu dài của bệnh, giúp trẻ đến trường an toàn. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Ông Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay người đã từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Thậm chí những bệnh nhân này có khả năng mắc bệnh ở mức nghiêm trọng, phải điều trị hồi sức tích cực.

52% số ca tử vong chưa tiêm vaccine

Ông Vương Ánh Dương cho biết tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 ghi nhận trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có tới 52,8% chưa tiêm vaccine phòng COVID-19; 29.8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.

Hiện nay, mặc dù số ca mắc và tử vong do COVID-19 trên cả nước đã có xu hướng giảm rõ rệt nhưng các địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận những trường hợp phải điều trị tại bệnh viện do tình trạng mắc bệnh nặng và vẫn ghi nhận các ca tử vong do COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều người phải điều trị những biến chứng hậu COVID-19.

"Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản," ông Dương nhấn mạnh.

Bà Sororro Escalante - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo sau 4-6 tháng cần tiêm liều tăng cường trong đó ưu tiên cho những đối tượng nguy cơ cao.

“Giai đoạn này rất quan trọng để Việt Nam thực hiện tiêm liều tăng cường cho người dân. Chúng ta không thể coi COVID-19 là bệnh nhẹ vì ngay cả tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Trong khi đó các quốc gia vẫn đang lưu hành các biến thể mới. Trên toàn cầu các biến thể mới ngày càng gia tăng làm tăng số mắc trên toàn cầu," vị chuyên gia của WHO lưu ý.

Về khả năng bảo vệ của vaccine khi chỉ tiêm liều cơ bản, WHO và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 để ngăn ngừa và phòng, chống dịch COVID-19. Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới. Đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng Omicron. Do vậy việc tiêm mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những đối tượng: Người từ 50 tuổi trở lên; từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối không tiêm vaccine

Phó giáo sư Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết tại Việt Nam chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 được triển khai rộng khắp hơn một năm qua với trên 228 triệu mũi tiêm, công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng luôn được ưu tiên tại tất cả các cơ sở y tế, góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, giúp giảm rõ rệt ca mắc bệnh, nhập viện, nặng và tử vong.

Tuy nhiên, song song với việc Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan dịch bệnh, cuộc sống người dân trở lại bình thường, hiện nay đã xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối không đi tiêm vaccine tại nhiều địa phương.

“Nhiều người dân đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, nhắc lại là không cần thiết. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm mũi bổ sung vaccine phòng COVID-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều tiêm bổ sung thuộc liều tiêm cơ bản và không phải là liều tiêm nhắc,” Phó giáo sư Dương Thị Hồng nhấn mạnh.

Theo bà Hồng, việc tiêm mũi nhắc vaccine COVID-19 sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, qua đó giúp cho cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc COVID-19, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số ca tiến triển bệnh nặng và ca tử vong do COVID-19.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Bà Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và đạt kết quả rất cao về tiêm chủng vaccine COVID-19 ở các mũi cơ bản. Trong thời gian qua, ngành y tế cố gắng hoàn thành mục tiêu triển khai tiêm nhắc lần 1 (mũi 3) đồng thời với triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) từ tháng 5/2022.

Cũng theo bà Hồng, số lượng cung ứng vaccine chỉ đáp ứng đủ tiêm nhắc lại cho người dân đủ và không có hiện tượng dư thừa vaccine. Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch phân bổ cho các tỉnh theo đúng số đối tượng tiêm nhắc lại. Hiện kho lưu trữ còn 15 triệu liều vaccine COVID-19, nếu không sử dụng hiệu quả vaccine sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp

Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực ủng hộ và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine phòng COVID-19.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Y tế Giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19
Bộ Y tế: Giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, các viện, các bệnh viện tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2.

Cập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậm
Cập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậm

Trong tình hình mới, để cân bằng giữa một xã hội mở và bảo vệ sức khoẻ, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ như rửa tay, đeo khẩu trang trong môi trường có nguy cơ cao; Trẻ cần được tiêm đầy đủ các mũi vaccine COVID-19 cơ bản, tất cả người lớn đủ điều kiện được tiêm mũi nhắc lại theo khuyến nghị.

Ghi nhận hơn 2 300 ca COVID-19 trong 7 ngày qua
Ghi nhận hơn 2.300 ca COVID-19 trong 7 ngày qua

Theo thống kê của Bộ Y tế, 7 ngày qua, cả nước ghi nhận hơn 2.300 ca mắc COVID-19, giảm so với các tuần trước đó. Đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi.