Thứ Tư, 27/04/2016 14:51

Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Do đó, Cục Thú y nhận định, nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao.

Lo ngại tả lợn châu Phi, Pháp có kế hoạch xây dựng hàng rào với BỉDự phòng dịch tả lợn châu PhiHương Thủy đẩy mạnh phòng ngừa dịch tả lợn châu PhiTạm dừng nhập khẩu thịt lợn có nguồn gốc từ Hungary và Ba Lan

Nhân viên Thú y huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) phun tiêu độc, khử trùng tại chuồng nuôi lợn của người dân nhằm phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN

Dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động như: vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh.

Cục Thú y đang triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Cục Thú y cũng đã thành lập các đội phản ứng nhanh để thường xuyên đến các địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động phòng bệnh.

Bên cạnh đó, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới; Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời, tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam; Tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam.

Cục Thú y cũng yêu cầu lực lượng thú y hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, tại các địa phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đồng thời, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích...; Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút dịch tả lợn châu Phi ở tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay.

Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), tính từ ngày 3/8/2018 đến ngày 25/10/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có hơn 49 ổ dịch xuất hiện tại các tỉnh bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Cát Lâm, Thiên Tân, Sơn Tây, Vân Nam (tỉnh tiếp giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam).

Gần đây, ngày 25/10/2018 theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc báo cáo đã xuất hiện thêm 1 tỉnh xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi là tỉnh Quý Châu ở Tây Nam Trung Quốc, nâng tổng số lên 13 tỉnh, thành phố và khu tự trị ghi nhận có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng, đã có trên 210.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy tại Trung Quốc.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

UNCTAD Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023
UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Theo một báo cáo mới vừa được công bố ngày 14/12 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 32.000 tỷ USD trong năm nay, nhưng lạm phát cao đã làm đảo ngược một số thành tựu đạt được trong những tháng gần đây. Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu đã chuyển sang đà “tiêu cực” trong nửa cuối năm 2022.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Những ngôi nhà bên núi
Những ngôi nhà bên núi

Nhiều cụm dân cư ở vùng A Lưới, Nam Đông với đặc thù sống ven triền núi, sông suối vẫn thấp thỏm trong mùa mưa lũ vì nỗi lo lũ quét, lũ ống, trượt lở đất. Giấc mơ tái định cư (TĐC) luôn “chập chờn” trong mỗi cuộc di dân đến nơi an toàn mỗi mùa thiên tai, gió chướng…