Thứ Sáu, 05/05/2017 06:00

Nguy cơ lây lan sốt xuất huyết trên diện rộng

Dù ngành y tế không lơ là trong phòng ngừa sốt xuất huyết (SXH) nhưng đến nay số ca mắc đang tăng đột biến. Trước tình hình này nếu không có giải pháp cụ thể, nguy cơ SXH sẽ lây lan trên diện rộng.

Hương Thủy: Sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phátCẩn trọng khi điều trị bệnh sốt xuất huyếtKhống chế sốt xuất huyết đang tăng cao

Phun hóa chất chủ động phòng SXH tại Hương Trà

Tăng gấp 5 lần so với năm 2018

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.500 trường hợp mắc SXH (tăng gấp 5 lần so với năm 2018); trong đó từ tháng 7 đến nay số ca mắc tăng gần 1.000 trường hợp.

Khác với mọi năm, từ đầu năm đến nay ở thị xã Hương Trà đã ghi nhận gần 150 trường hợp mắc SXH; trong đó chỉ hai tháng gần đây đã có hơn 100 trường hợp mắc. Hiện tại nhiều địa phương ở Hương Trà trở thành "điểm nóng" về SXH, quan ngại nhất là ở xã Hương Toàn.

Ban đầu, xã Hương Toàn chỉ xuất hiện rải rác vài trường hợp ở thôn Dương Sơn, Cổ Lão... nhưng đến ngày 28/10 hầu hết các thôn ở đây đều có người mắc SXH, với gần 50 trường hợp. Sau khi phát hiện ca mắc bệnh đầu tiên vào đầu tháng 7, các ban ngành địa phương đã phát động chiến dịch thau vét bọ gậy, diệt loăng quăng, đồng thời phối hợp với TTYT thị xã kiểm tra, giám sát phun hóa chất, xử lý môi trường và tiêu diệt muỗi ngay tại các hộ gia đình có người mắc bệnh... Thế nhưng SXH ở xã Hương Toàn hiện vẫn chưa được khống chế.

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Phòng, Trưởng khoa Phòng chống bệnh tật và HIV, TTYT thị xã Hương Trà, không riêng ở Hương Toàn mà SXH đang được ghi nhận nhiều ở Tứ Hạ, Hương Vinh, Hương Xuân... Nguyên nhân chính ngoài sự biến đổi thất thường của thời tiết khí hậu, ở các địa phương này có nhiều ao hồ tù đọng và các dụng cụ, rác thải có khả năng chứa nước tại các hộ gia đình thuận lợi cho muỗi phát triển làm SXH lây lan.

Tại Phú Vang, nhiều người dân cũng lo lắng về SXH. Hiện số ca mắc SXH đã được ghi nhận hơn hơn 200 trường hợp (chỉ tính từ 3 tháng gần đây), cao nhất trong những năm gần đây. Trong đó, nhiều địa phương trở thành điểm nóng luôn được cán bộ TTYT huyện theo dõi giám sát thường xuyên là Phú Đa, Phú Diên, Phú Dương, Phú Mậu... vì có nhiều ca bệnh liên tiếp xảy ra ở cùng một khu vực.

Bác sĩ CK I Đặng Văn Tuấn, Phó Giám đốc TTYT huyện Phú Vang cho hay, khi nhận thông tin từ cơ sở, ngành y tế huyện tăng cường giám sát từng ca bệnh, tư vấn vận động người thân gia đình giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh lây chéo trong cộng đồng thôn xóm...

Huyện Phú Lộc hiện cũng là điểm nóng về SXH của tỉnh. Đầu năm 2019 đến nay, địa bàn có hơn 160 trường hợp mắc SXH, trong đó nhiều địa phương có SXH tăng cao như Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc Thủy. Phần lớn các trường hợp này đều mang bệnh Lào về, do đó các ban ngành chức năng địa phương đang tăng cường tuyên truyền đến các khu dân cư nhằm thông tin đầy đủ về bệnh SXH cũng như cách thức phòng, ngừa.

Khống chế SXH lây lan trên diện rộng

Theo bác sĩ Trần Quang Hợp, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc SXH cao hơn các năm trước. Đầu tiên là do vi-rút gây bệnh SXH bắt đầu xuất hiện tuýp mới và lưu hành tại nhiều nơi, nên khả năng gây bệnh cho những người chưa miễn dịch với loại vi-rút này. Thời tiết mưa nắng thất thường làm cho độ ẩm không khí tăng cao, các vật dụng phế thải, lốp xe, lu vại, bể chậu chứa nước chơi cây kiểng quanh nhà tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát sinh truyền bệnh SXH. Tại các điểm nóng, có ổ dịch phát sinh SXH tại các khu dân cư ở Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy... hiện người dân vẫn xem việc phòng ngừa SXH là tránh nhiệm của cán bộ y tế.

Bác sĩ Phan Đăng Tâm, Phó Giám đốc CDC tỉnh thông tin, SXH đang vào mùa cao điểm do thời tiết mưa nắng đan xen tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát sinh nhiều ổ dịch. So với nhiều tỉnh thành ở khu vực, số ca mắc SXH ở Thừa Thiên Huế vẫn ở tỷ lệ thấp, nhưng không nên chủ quan. SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Để giảm số ca mắc SXH, CDC tỉnh đề nghị ngoài trách nhiệm của cán bộ y tế, các ban ngành đoàn thể xã hội địa phương cần phối hợp tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống SXH. Không có loăng quăng không có SXH nên người dân cần tự giác thực hiện diệt trừ muỗi, loăng quăng, giữ vệ sinh thông thoáng nhà ở, cảnh quang môi trường sạch sẽ tại khu vực, cơ quan, thôn xóm...

Bài, ảnh: Minh Trường

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

Số ca mắc sốt xuất huyết giảm
Số ca mắc sốt xuất huyết giảm

Bộ Y tế vừa cho hay, cùng với đà giảm chung số ca mắc mới sốt xuất huyết (SXH) trên cả nước, tại miền Bắc, các ca mắc SXH thời điểm này đã giảm rõ rệt (giảm 51% so với tuần trước đó). Đến nay, tổng số ca mắc SXH của các tỉnh khu vực phía Bắc là hơn 34.000 ca, ghi nhận chủ yếu tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Nam Định...