Thứ Bảy, 25/02/2017 15:17

Nguyên nhân cháy rừng Amazon và hậu quả thảm khốc

Theo kênh CNN, các tổ chức và nhà nghiên cứu môi trường cho biết các đám cháy đang tàn phá rừng mưa Brazil là do người chăn thả gia súc và người đốn gỗ muốn phát quang để tận dụng đất rừng.

Pháp và Liên Hiệp quốc kêu gọi gấp rút triển khai hành động bảo vệ rừng AmazonASEAN kêu gọi hành động kịp thời để chống cháy rừng và ô nhiễm khói mùBồ Đào Nha: Huy động hơn 1.000 lính cứu hỏa chữa cháy rừngĐức: Số vụ cháy rừng đạt đỉnh do nắng nóng kéo dàiNướng thịt gây cháy rừng, hai nam sinh Italy bị phạt hơn 30 triệu USDNgôi sao Hàn Quốc quyên góp hỗ trợ nạn nhân vụ cháy rừng ở Gangwon

Thủ phạm là con người

Cháy rừng Amazon gây hậu quả nặng nề cho biến đổi khí hậu. Ảnh: Alamy

Ông Christian Poirier, Giám đốc chương trình tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch, nói: “Phần lớn những đám cháy này là do con người gây ra”. Ông cho biết thậm chí cả trong mùa khô, rừng Amazon ẩm ướt không dễ bắt lửa như những vùng đất hoang nhiều bụi rậm khô cằn ở California hay Australia. Nông dân và người chăn thả gia súc từ lâu đã dùng lửa để phát quang đất và có thể họ là thủ phạm gây ra những đám cháy bất thường ở Amazon những ngày gần đây.

Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Brazil (INPE) cho biết số đám cháy ở Brazil cao hơn năm ngoái 80%. Hơn một nửa xảy ra ở khu vực Amazon, gây thảm họa cho hệ sinh thái và môi trường trong khu vực.

Ông Alberto Setzer, nhà khoa học cấp cao tại INPE cho biết 99% đám cháy là hậu quả của con người, dù là cố tình hay vô tình. 

Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles nói ngày 21/8 trên Twitter rằng cháy rừng là do thời tiết khô, gió và nóng. Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng co rằng cháy rừng ở Amazon chắc chắn do con người gây ra và không thể đổ cho nguyên nhân tự nhiên như sét đánh.

Các nhà nghiên cứu môi trường và nhà bảo tồn lo ngại chính sách phát quang rừng của Brazil là thủ phạm gây cháy rừng và sẽ chỉ làm cho khủng hoảng biến đổi khí hậu thêm tồi tệ.

Hậu quả thảm khốc

Rừng Amazon tạo ra khoảng 20% lượng ôxy của cả thế giới và thường được gọi là lá phổi của hành tinh. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên, nếu rừng Amazon bị hủy hoại không thể thay đổi được, nó có thể bắt đầu thải ra carbon – tác nhân chính gây biến đổi khí hậu.

So với với những năm trước đó, thiệt hại của cháy rừng Amazon năm nay là chưa từng có tiền lệ. 

Bà Robin Chazdon, Giáo sư tại Đại học Connecticut, nói: “Ảnh hưởng của phá rừng ở Amazon không chỉ gói gọn ở Amazon. Nó ảnh hưởng tới tất cả chúng ta”.

Trong tuần này, báo chí đều đưa tin về cảnh tượng giật mình khi màn khói dày đặc từ cháy rừng Amazon bay xa tới 3.200km phủ kín thành phố Sao Paulo của Brazil, khiến thành phố tối đen ngay giữa ban ngày.

Tuy nhiên, Giáo sư Chazdon cho biết còn có rủi ro hơn mà mọi người chưa nhận ra. Bà nói: “Có những hậu quả lớn đối với biến đổi khí hậu toàn cầu vì đám cháy thải ra carbon. Nếu các rừng mưa không được tái sinh hoặc trồng lại, rừng cũng sẽ không thể phục hồi khả năng hấp thu carbon”.

Những dải rừng mưa rộng lớn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái thế giới vì chúng hấp thu nhiệt thay vì phản chiếu trở lại bầu khí quyển. Rừng mưa cũng hút khí CO2 và nhả ra ô xy, đảm bảo thải ra ít carbon hơn và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, với những đám cháy rừng dữ dội, nghiên cứu cho thấy có thể mất hơn một thế kỷ để hồi phục lại khả năng hút CO2 mà rừng đã mất đi.

Bà Chazdon nói: “Rừng có thể mọc lại sau đám cháy nhưng sẽ không thể nếu cứ vài năm lại xảy ra cháy và nếu đất rừng bị biến thành đất nông nghiệp”.

Rừng Amazon bị thu hẹp và biến thành đất trống có thể khiến chức năng của rừng không thể phục hồi dễ dàng.

Theo CNBC, rừng mưa Amazon trải dài 9 quốc gia và là rừng mưa lớn nhất thế giới, rộng bằng nửa nước Mỹ. 

INPE cho biết rừng Amazon cháy với tỷ lệ kỷ lục. Chỉ trong năm nay và chỉ ở Brazil đã có hơn 74.000 vụ cháy, gần gấp đôi số vụ của cả năm 2018.

Theo phân tích dữ liệu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, trong ba tháng qua, Brazil đã chứng kiến cháy rừng nhiều gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.

Các nhà sinh thái khẳng định khi mất càng nhiều rừng, hậu quả càng đáng sợ. Cây ở Amazon giúp đưa nước từ đất vào bầu khí quyển, tạo ra lượng mưa cần thiết cho các khu vực khác. Đa dạng sinh thái cũng sẽ mất đi và đây sẽ là thiệt hại nặng nề với hành tinh. Hàng chục nghìn loài cây, hàng trăm nghìn côn trùng và các dạng sống hoang dã khác trong rừng Amazon sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ mất hàng triệu, hàng triệu động vật.

Do đó, bảo vệ và khôi phục rừng Amazon chưa bao giờ khẩn cấp hơn bây giờ.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

Nghị quyết (NQ) 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những tiền đề, định hướng quan trọng đối với tỉnh trong việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, văn hóa và con người đóng vai trò có tính quyết định. Văn hóa là nền tảng để phát triển ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.