Thứ Hai, 23/07/2018 14:38

Nhà trưng bày Hoàng Sa - điểm hành hương về lòng yêu nước

Được xem là điểm hành hương về lòng yêu nước, Nhà trưng bày Hoàng Sa - nơi đang trưng bày hàng ngàn tư liệu, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đã trở thành “giáo án sống” về chủ quyền biển đảo.

Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”Sách Địa lý Trung Quốc không ghi nhận Hoàng Sa – Trường SaViệt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự trái phép ở Hoàng Sa

Bên trong không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa (nằm trên đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Bên trong không gian này, các tư liệu, hiện vật được trưng bày theo 5 chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời Nguyễn (1802 – 1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Nhà trưng bày Hoàng Sa có hình “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” hết sức ấn tượng. Ý tưởng thiết kế độc đáo này đã thể hiện sinh động sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời chứng tỏ Việt Nam đã có một quá trình xác lập và thực thi chủ quyền rất sớm đối với quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thời các chúa Nguyễn mà việc vua Minh Mạng đóng dấu trong văn bản thành lập hải đội Hoàng Sa là một trong những dấu mốc quan trọng của quá trình xác lập và thực thi chủ quyền không thể tranh cãi này.

Nhà trưng bày Hoàng Sa mở cửa không chỉ là ước mong của người dân Đà Nẵng mà còn là tâm nguyện của người dân Việt trong và ngoài nước. Đây sẽ là nơi để mọi người nhận thức, dành tình cảm cho biển đảo và đưa người dân đến gần với Hoàng Sa.

Những hình ảnh về Nhà trưng bày Hoàng Sa được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép

Những hình ảnh về lễ khao lề thế lính ở Hoàng Sa được tái hiện bên trong không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa

Các bản đồ do phương Tây xuất bản xác nhận lãnh thổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Lá cờ chủ quyền Tổ quốc được trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa. Nơi này còn trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa

Các tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn (1802-1945)

Ốc sò được các ngư dân đưa về từ quần đảo Hoàng Sa

Cột mốc chủ quyền Hoàng Sa được tái hiện ở khu vực trung tâm

Cát đưa về từ Hoàng Sa được trưng bày ở ngay phía dưới cột mốc chủ quyền

Tàu cá ĐNa 90152 (bị đâm chìm trong đợt Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD981 trong vùng biển Việt Nam) cũng được đưa về khuôn viên Nhà trưng bày Hoàng Sa

Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước

Nhà trưng bày Hoàng Sa nhìn từ bên ngoài 

P.T (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023
Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023

Ngày 24/2, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo giai đoạn 2021-2022, ký kế hoạch phối hợp năm 2023. Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân; Chuẩn Đô đốc Mai Trọng Định, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng 3 cùng hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đại biểu về dự hội nghị.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Phần thưởng quý giá
Phần thưởng quý giá

Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển năm 2022 và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tặng bằng khen trong thực hiện chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023. Đó là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Thiếu tá Nguyễn Thanh Thái, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân.

Ghi ở đảo Cồn Cỏ
Ghi ở đảo Cồn Cỏ

Trên hòn đảo anh hùng Cồn Cỏ, những chiến sĩ hải quân Vùng 3 đang ngày đêm giữ cho ngọn hải đăng không bao giờ tắt, khẳng định cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Những cánh thư “vượt sóng” ra Trường Sa
Những cánh thư “vượt sóng” ra Trường Sa

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cùng với lương thực, thực phẩm và các mặt hàng Tết như: Đào, quất, cây cảnh... bộ đội Trường Sa, nhà giàn DK1 còn nhận được hàng nghìn lá thư, thiệp chúc Tết của người thân, của các học sinh từ mọi miền Tổ quốc.