Thứ Hai, 07/10/2013 10:01

Nhân rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

Xây dựng và nhân rộng các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Đây là giải pháp được đưa ra tại Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành.

Trong đó, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cung cấp tài liệu và hỗ trợ điều kiện kỹ thuật để UBND cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng và phát triển các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội vận động các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Cụ thể, Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn và vận động gia đình hội viên đăng ký, cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng dẫn và vận động hộ nông dân do phụ nữ là chủ hộ đăng ký, cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn; Hội Cựu Chiến binh Việt Nam hướng dẫn và vận động gia đình hội viên là hộ nông dân đăng ký, cam kết sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.

Giải pháp khác của Chương trình phối hợp là tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm từ Trung ương tới khu dân cư.

Ngoài ra, tổ chức giám sát chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ trì thực hiện.

Chương trình phối hợp nhằm tổ chức vận động toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành nếp sống văn hóa: Nông dân Việt Nam là người sản xuất thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải an toàn, góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao uy tín quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời, kiên quyết phê phán, xử lý theo quy định của pháp luật hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Theo VPCP

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.

Nhiều giống lúa mới chất lượng được nhân rộng
Nhiều giống lúa mới chất lượng được nhân rộng

Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh và các ban, ngành đã thực hiện nhiều mô hình khảo nghiệm các giống lúa mới có triển vọng. Các giống lúa mới này có ưu thế về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện sản xuất, tập quán canh tác của nông dân.

Nhiều mô hình khuyến nông cần nhân rộng
Nhiều mô hình khuyến nông cần nhân rộng

Từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương và quốc gia, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh triển khai nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản an toàn, theo hướng hữu cơ, chuyển đổi số.

Nhân rộng mô hình xét xử trực tuyến
Nhân rộng mô hình xét xử trực tuyến

Thực hiện Nghị quyết số 33 của Quốc hội và chủ trương của Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao về tổ chức phiên tòa trực tuyến (PTTT) đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, chính trị. Các chủ trương này xuất phát từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn, được Nhân dân đồng tình ủng hộ bởi lẽ phục vụ cho Nhân dân một cách tốt nhất.