Thứ Ba, 28/07/2020 10:13

Nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào học tập

Từ thực tiễn các phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”… xuất hiện nhiều tấm gương học sinh, sinh viên sống đẹp, sống có ích, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Vinh danh và trao tặng học bổng, quà tết cho hàng trăm sinh viênTuyên dương hơn 215 “Sao Tháng Giêng” và “Sinh viên 5 tốt”Vinh danh hơn 320 Sinh viên 5 tốt - Sao Tháng Giêng

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tuyên dương "Học sinh 3 rèn luyện" cấp tỉnh

Mong muốn chữa bệnh cho mọi người, giúp đỡ thật nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là cứu chữa cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, đó là động lực và khát khao của chàng sinh viên năm thứ 5 Trường đại học Y Dược, ĐH Huế Trần Long Nhật.

Để thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi, Long Nhật không ngừng trau dồi kiến thức ngành y từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với thành tích học tập xuất sắc. Long Nhật còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm, năng nổ tham gia các hoạt động xã hội. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Nhật tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch và đã được trao tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19; được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng bằng khen, đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trường từ năm 2018 đến nay.

Đầu tháng 1 vừa qua, Trần Long Nhật tiếp tục là một trong những gương mặt nổi bật được Tỉnh đoàn tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh năm học 2021 - 2022. Chàng trai trẻ chia sẻ, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh là sự công nhận cho những nỗ lực của các bạn sinh viên trong suốt 1 năm học. Với đặc thù là sinh viên Y Dược, bên cạnh nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia chống dịch thì việc học tập cho những năm cuối cùng với nhiều dự định riêng, những mục tiêu riêng khiến bản thân phải nỗ lực rất nhiều để có thể cân bằng được đầy đủ 5 tiêu chí mà một “Sinh viên 5 tốt” cần phải có.

Cùng với Long Nhật, nữ sinh Nguyễn Thị Quỳnh Như, Lớp 20TCKT12-B (12A3), Khoa Khoa học Cơ bản, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cũng được tuyên dương “Học sinh 3 rèn luyện” cấp tỉnh trong dịp này. Giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Liên Chi đoàn Khoa Khoa học cơ bản, Quỳnh Như không chỉ có thành tích học tập xuất sắc mà còn là hạt nhân năng nổ của các phong trào đoàn tại cơ sở; thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện trong học tập, nâng cao tay nghề và đã đạt được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao cấp trường. Quỳnh Như còn tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

Nhiệm kỳ 2017 - 2022, Tỉnh đoàn đã tổ chức 415 hoạt động, tuyên dương 6.132 “Sinh viên 5 tốt”, 1.770 “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”, 28 sinh viên đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng” cấp Trung ương Đoàn, 661 sinh viên đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng” cấp Đoàn Đại học Huế; 1.500 học sinh, sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc.

Theo thông tin từ Tỉnh đoàn, năm học 2021 - 2022, có 36 cá nhân được tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện”. Ngoài hai gương mặt trên, tiêu biểu còn có Nguyễn Cửu Thảo Nguyên - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Đại học Huế, Phó Bí thư LCĐ Khoa Giáo dục tiểu học, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tích cực tham gia Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc “Tự hào Việt Nam. Có sinh viên cùng lúc đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh và giải thưởng “Sao tháng Giêng” cấp Trung ương, như Đinh Nguyễn Anh Hà - Chi đoàn Kinh tế K43G, Khoa Luật Kinh tế, Trường đại học Luật, Đại học Huế.

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài cho biết, những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chú trọng triển khai các hoạt động đồng hành với thanh niên trong học tập. Trong đó, tập trung vào các phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện. Qua đó, tạo bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên; thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Từ thực tiễn phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh, sinh viên sống đẹp, sống có ích, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Nhiều học sinh, sinh viên xuất sắc đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, góp phần hình thành một lớp học sinh, sinh viên thời đại mới giàu lòng yêu nước, bản lĩnh, có tri thức, sức khỏe, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Thừa Thiên Huế.

“Thời gian tới, các hoạt động đồng hành cùng thanh niên trong học tập sẽ tiếp tục được đẩy mạnh triển khai. Đặc biệt tập trung vào chiều sâu với nhiều chương trình, phong trào có ý nghĩa và phù hợp với nhu cầu của người trẻ trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, xây dựng được ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong học tập, rèn luyện đạo đức để thế hệ trẻ noi theo”, Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài cho biết thêm.

Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh đòi hỏi sinh viên phải đạt được thành tích toàn diện trên nhiều mặt như: điểm học tập đạt loại giỏi; kết quả rèn luyện đạt loại xuất sắc; tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện; có kiến thức, kỹ năng về hội nhập… Với “Học sinh 3 rèn luyện” cấp tỉnh, đây là danh hiệu dành cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đạt thành tích xuất sắc về đạo đức, tay nghề và thể lực.

Bài, ảnh:  Minh Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.