Thứ Tư, 28/09/2016 14:12

Nhật Bản cần thêm lao động nước ngoài

Hãng thông tấn CNBC ngày 28/3 dẫn lời một cố vấn chính của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho hay, Nhật Bản có nhiều chỗ trống để tiếp nhận thêm lao động nước ngoài, nhằm giúp lấp đầy khoảng cách nhân khẩu học ngày càng mở rộng, đe dọa sự thịnh vượng trong tương lai của quốc gia này.

Nhật Bản công bố Pháp lệnh mới về lưu trú dành cho lao động nước ngoàiNhật Bản mở trường trung học ban đêm cho lao động nước ngoàiLao động nước ngoài tại Nhật Bản tăng gấp 3 lần trong thập kỷ quaNhật Bản thực hiện nhiều hỗ trợ cho lao động nước ngoài

Cố vấn chính của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bà Tomomi Inada. Ảnh: Bloomberg/Getty Images

Theo bà Tomomi Inada, cố vấn chính của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một thành viên của Quốc hội Nhật Bản, đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dân số thu hẹp và già hóa của Nhật Bản là thách thức về cơ cấu lớn nhất mà quốc gia này đang phải đối mặt.

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và là thành viên chủ chốt của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), nhưng hiện đang phải đối mặt với tình trạng dân số đang già đi nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm.

Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Đầu tư châu Á của Ngân hàng Credit Suisse diễn ra ở Hồng Kông, bà Tomomi Inada trích dẫn số liệu thống kê của Nhật Bản cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động của quốc gia này sẽ giảm khoảng 1,1% mỗi năm trong 50 năm tới.

"Điều này sẽ tạo ra gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế", trợ lý đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lưu ý.

Tìm kiếm lao động nước ngoài

Chính phủ của ông Shinzo Abe đã thử nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm giảm thuế và các ưu đãi khác, nhằm thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu và phát triển vốn; đồng thời cải thiện cơ hội dành cho nữ giới và người lao động lớn tuổi.

"Tuy nhiên, tình trạng thiếu người lao động vẫn còn nghiêm trọng", bà Tomomi Inada nhận định; và nói thêm rằng, chính quyền đã thực hiện "các bước tích cực" để đưa người lao động từ nước ngoài vào Nhật Bản, thông qua một đạo luật mới đã được Quốc hội thông qua hồi năm ngoái, qua đó có thể đón 350.000 người lao động nước ngoài mới trong 5 năm tới.

Người lao động nước ngoài từ lâu đã được nhìn thấy ở Nhật Bản, thường là sinh viên, thực tập sinh hoặc người không có thị thực thích hợp và do đó dễ bị lợi dụng, bóc lột. Bà Tomomi Inada cho hay, luật mới sẽ giúp chấm dứt những sự lạm dụng như vậy, cũng như giúp thúc đẩy nền kinh tế.

"Người nước ngoài hiện chỉ chiếm khoảng 2% thị trường lao động Nhật Bản, so với hơn 10% trong các nền kinh tế phát triển lớn khác. Điều đó có nghĩa là chúng tôi có khả năng dồi dào để tiếp nhận nhiều hơn", theo bà Tomomi Inada.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Chú Tuệ cắt cỏ
Chú Tuệ cắt cỏ

Nghề cắt cỏ không lạ cũng chẳng phổ biến, nhưng đã giúp chú Hoàng Hữu Tuệ (sinh năm 1968, ở Kim Long - Huế) có thêm thu nhập.