Thứ Sáu, 29/01/2016 14:05

Nhật Bản chống lại hút thuốc thụ động trước thềm thế vận hội Tokyo 2020

Cụ thể, chính quyền thành phố Chiba dự định sẽ nhanh chóng ban hành pháp lệnh chống hút thuốc riêng, trong khi Hamamatsu, Osaka và Sakai cũng đang xem xét phản ứng tích cực của người dân đối với các giải pháp cấp quận hiện có để tiến đến thắt chặt các biện pháp liên quan.

Hơn 50% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển tiếp xúc với khói thuốcHàn Quốc đóng cửa các phòng hút thuốc trong sân bayMỹ: tỷ lệ hút thuốc thấp nhất lịch sửWHO: Tiến trình giảm sử dụng thuốc lá trên toàn cầu vẫn còn chậmSingapore tăng cường ngăn chặn thói quen hút thuốc

Ảnh minh họa: Japan Times

Theo khảo sát của Jiji Press, sau khi chính quyền thành phố Tokyo giới thiệu chuỗi biện pháp phòng chống sự lây lan của hút thuốc thụ động nghiêm ngặt hơn quy định chung của nhà nước, nhiều thành phố trong lãnh thổ Nhật Bản cũng đang xem xét triển khai kế hoạch tương tự để cải thiện chất lượng môi trường trước thềm thế vận hội Tokyo 2020.

Cụ thể, chính quyền thành phố Chiba dự định sẽ nhanh chóng ban hành pháp lệnh chống hút thuốc riêng, trong khi Hamamatsu, Osaka và Sakai cũng đang xem xét phản ứng tích cực của người dân đối với các giải pháp cấp quận hiện có để tiến đến thắt chặt các biện pháp liên quan.

Là một trong những nỗ lực thúc đẩy đạt được mục tiêu thế vận hội không thuốc lá, vào tháng 6/2018, Tokyo – chủ nhà đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020 đã chính thức ban hành và áp dụng lệnh cấm hút thuốc đối với tất cả các quán bar, nhà hàng trên địa bàn, bất chấp trước đó nhà nước Nhật Bản tuyên bố cho phép hút thuốc tại các cơ sở kinh doanh có diện tích sàn lớn hơn 100m2.

Nhận thấy lợi ích lâu dài của các pháp chế nghiêm ngặt, hiện lãnh đạo Chiba và Kawasaki cũng đang lập kế     hoạch triển khai biện pháp tương tự.

Chung tay thực hiện chiến dịch chống lại thuốc lá thụ động, 20 quận, huyện và thành phố khác cũng cam kết sẽ xem xét, kiểm tra số lượng người dân hút thuốc trên đường phố để đưa ra chính sách phù hợp và hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.