Thứ Bảy, 20/08/2016 07:55

Nhật Bản: Dịch cúm lợn bùng phát, chính phủ và người dân bất đồng về tiêm vaccine

Chính phủ và người chăn nuôi lợn ở Nhật Bản đang chia rẽ về việc có nên tiến hành tiêm phòng để ngăn ngừa sự lây lan thêm của bệnh sốt lợn đang diễn ra ở nước này hay không.

Hàn Quốc tăng cường kiểm dịch đối phó với dịch sốt lợn châu Phi

Lợn được mang đi tiêu huỷ tại một trang trại ở Tahara, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh: KYODO

Theo Japantimes, nhiều người chăn nuôi lợn ở gần các khu vực có dịch tả lợn gần đây đang kêu gọi tiêm vaccine cho đàn lợn của họ càng sớm càng tốt. Trong khi đó, chính phủ cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để tiêm phòng, với lưu ý rằng động thái này sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thịt lợn.

Kể từ khi dịch cúm lợn bùng phát lần đầu tiên ở Nhật Bản sau 26 năm được xác nhận tại một trang trại lợn ở tỉnh Gifu vào tháng 9/2018, dịch bệnh này cũng đã được tìm thấy ở 4 quận khác là Aichi, Nagano, Shiga và Osaka. Đầu tháng này, dịch sốt lợn cũng đã được xác nhận tại một số trang trại ở thành phố Tahara thuộc tỉnh Aichi.

Cuối tuần trước, ông Katsumi Nakajima - người đứng đầu hiệp hội chăn nuôi lợn ở tỉnh Shizuoka, và những người khác kêu gọi Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Takamori Yoshikawa đưa ra quyết định về việc sử dụng vaccine sốt lợn. Tuy nhiên, Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản vẫn phản đối việc tiêm chủng tại thời điểm này khi nói rằng việc sử dụng vaccine nên là phương án cuối cùng.

Được biết, các trang trại không có lợn nhiễm bệnh cũng sẽ phải tiêm phòng cho động vật của mình nếu chúng nằm trong khu vực tuân theo chương trình tiêm phòng và việc bán thịt từ lợn đã được tiêm phòng có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhận thức tiêu cực nào.

Nếu lợn ở Nhật Bản được tiêm phòng, quốc gia này sẽ mất tư cách không bị sốt lợn thông thường (CSF), do Tổ chức Thú y Thế giới đưa ra. Điều đó, nếu xảy ra, có lẽ sẽ khiến nhiều quốc gia hạn chế nhập khẩu thịt lợn Nhật Bản, các nguồn tin cho biết.

Nhật Bản trước đây đã cố gắng ngăn ngừa dịch sốt lợn theo chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Nhưng sau đó Bộ đã thay đổi chính sách và nước này đã trải qua 11 năm kể từ năm 1996 không có dịch sốt lợn mà không cần sử dụng vaccine.

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, có thể ngăn chặn dịch bệnh này lan rộng hơn thông qua việc kiểm soát vệ sinh kỹ lưỡng. Bộ nghi ngờ rằng nhiều trang trại lợn bị ảnh hưởng đã không thực hiện các bước cơ bản - chẳng hạn như nông dân cần thay giày cao su. Tuy nhiên, một số người chăn nuôi lợn khẳng định các biện pháp kiểm soát vệ sinh tối đa đã được thực hiện. Trong khi đó, một quan chức nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát vệ sinh, mà không phụ thuộc vào vaccine.

Trên thế giới, dịch sốt lợn châu Phi (ASF), vốn nguy hiểm hơn CSF, đang lan rộng ở Trung Quốc. Hiện vẫn chưa có vaccine nào hiệu quả để chống lại ASF.

Tố Quyên (Lược dịch từ The Japantimes)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.