Thứ Tư, 20/04/2016 14:09

Nhật Bản triển khai kế hoạch xử lý “núi chất thải nhựa”

Tờ Jakarta Post ngày 20/10 đưa tin, chính phủ Nhật Bản hiện đang đối mặt với một lượng lớn chất thải nhựa dồn ứ không có khả năng phân hủy, sau khi Trung Quốc tuyên bố ngưng nhập khẩu phế phẩm từ nước ngoài.

EU hỗ trợ Đông Nam Á quản lý hiệu quả chất thải nhựaNhật Bản tham vọng giảm 25% số lượng chất thải nhựa vào năm 2030IEA: Nhựa và các sản phẩm hóa dầu sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầuJakarta sử dụng túi nhựa thân thiện với môi trườngAnh nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa

Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới đau đầu vì chất thải nhựa ứ đọng. Ảnh: Jakarta Post

Bộ Môi trường Nhật Bản nhận định, hiện có khoảng ¼ trong tổng số tất cả các chính quyền các tỉnh, thành thông báo đã và đang ghi nhận số lượng phế phẩm nhựa rất lớn tại địa phương, một số đã vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cần được thu gom, xử lý ngay lập tức.

Cũng theo kết quả của một cuộc điều tra chung, với lượng rác thải như hiện nay, chi phí xử lý đang tăng cao gấp nhiều lần. Ngoài Nhật Bản, nhiều nước trên thế giới cũng đang đau đầu triển khai kế hoạch xử lý rác thải sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu phế phẩm nhựa.

Được biết, kể từ năm 1992, gần 2/3 trong tổng số lượng phế phẩm nhựa toàn cầu đều được Trung Quốc và Hongkong nhập khẩu. Tuy nhiên, đến tháng 1/2018, Trung Quốc tuyên bố ngưng nhập khẩu với hàng loạt loại phế phẩm nhựa để phù hợp với chính sách môi trường mới của nước này. Trước khi lệnh cấm được triển khai, ước tính mỗi năm Nhật Bản xuất khẩu đến 1,5 triệu tấn phế phẩm nhựa sang Trung Quốc.

Trước tình hình thay đổi bất ngờ, chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng năng lực trong nước để xử lý chất thải nhựa, đồng thời ngăn chặn bán phá giá phế phẩm nhựa bất hợp pháp. Chiến dịch tăng cường tái chế cũng là một trong những nỗ lực mới nhất của quốc gia này.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.