Thứ Tư, 15/10/2014 14:49

Nhật Bản và những bước tiến trong cuộc chiến chống tự tử

Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước giàu. Nhưng theo số liệu chính thức, lần đầu tiên kể từ năm 1994, tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản đã có sự sụt giảm.

Cuộc sống nhiều áp lực được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử ở Nhật Bản. Ảnh: Japantimes

Tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản rất cao, chỉ đứng sau Hàn Quốc - đất nước có khả năng có tỷ lệ tự sát cao nhất trên thế giới. Từ một xã hội gần gũi, gắn bó đến một xã hội bị cô lập, Nhật Bản có biểu đồ về tỷ lệ tự tử đáng ngạc nhiên.

Dữ liệu từ 6 thập kỷ qua cho thấy, vào năm 1955, số vụ tự tử ở Nhật Bản đạt mức cao nhất. Tỷ lệ sau đó tự tử giảm mạnh trong năm 1960 xuống còn 21,5%, so với mức cao 25,1% của năm 1955.

Đến năm 1965, tỷ lệ tự sát giảm mạnh xuống còn 14,5% - đạt mức thấp nhất trong lịch sử về tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản. Năm 1970, tỷ lệ tự tử đã tăng lên chút ít ở mức 15%.

Từ năm 1975 đến năm 1995, tỷ lệ tự tử ở nước này tương đối ổn định nhưng vẫn còn rất cao. Trong năm 1985, tỷ lệ này chạm tới mức cao 19,4%.

Vào năm 2000, tỷ lệ tự tử một lần nữa tăng vọt lên 24,1% và vẫn không thay đổi so với năm 2009. Trong năm 2015, tỷ lệ tự sát giảm nhẹ xuống còn 23,1%. Và đến năm 2016, tỷ lệ tự tử giảm mạnh nhất kể từ năm 1994 khi giảm xuống chỉ còn 17,3%.

Sự suy giảm tỷ lệ tự tử trong thời gian qua ở Nhật Bản được cho là do các yếu tố như: sự giàu có ngày càng tăng, mức độ phát triển cao, kiểm soát súng nghiêm ngặt và từ chối bạo lực. Tuy nhiên, tỷ lệ tự tử ở Nhật vẫn còn cao so với các nước giàu khác trên thế giới.

Tố Quyên (Lược dịch từ ANN & Nationmultimedia)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.