Thứ Năm, 08/10/2015 07:51

Nhiều kho phế liệu không đủ các điều kiện hoạt động

Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy, nổ kho phế liệu, xưởng phế liệu liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương trên toàn quốc đã thực sự gióng lên hồi chuông báo động về công tác quản lý đối với những địa điểm tập kết phế liệu. Thực tế, qua công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng tại những kho phế liệu trên địa bàn tỉnh, rất nhiều vi phạm đã đến mức đáng báo động.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thảiTăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổHướng đến sử dụng vật liệu thân thiện môi trường

Thực hiện kế hoạch về tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn tỉnh, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (CSQLHC về TTXH) Công an tỉnh đã phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại các cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn toàn tỉnh.

Lực lượng công an kiểm tra tại cơ sở thu mua phế liệu ở thị xã Hương Thủy

Tại cơ sở thu mua phế liệu của bà Phan Thị Mỹ Dung, ở 214 đường Sóng Hồng, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, đoàn kiểm tra nhận thấy cơ sở đang phơi tràn ra đường một khối lượng lớn các loại phế liệu bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị và cuộc sống, sinh hoạt của nhiều hộ dân xung quanh. Khi kiểm tra các loại giấy phép, bà Phan Thị Mỹ Dung, chủ cơ sở thừa nhận, cơ sở đã hoạt động được nhiều năm nhưng cả 3 loại giấy phép cần phải có, gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về Phòng cháy, chữa cháy đều chưa có.

 Cách đó không xa, tại cơ sở thu mua phế liệu khác ở 190 đường Sóng Hồng do bà Trần Thị Thu Hồng làm chủ, đoàn kiểm tra cũng đã nhận thấy rất nhiều vi phạm nghiêm trọng. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang tập kết khối lượng lớn các loại phế liệu (trong đó có nhiều loại dễ cháy) được chất cao lên đến tận nóc nhà và tràn kín các lối đi. Phía bên ngoài, các loại phế liệu được tập kết thành nhiều đống lớn chưa được bốc dỡ, gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị. Cơ sở này lại không có lối thoát hiểm nên nếu không may xảy ra cháy, nguy cơ thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, công tác chữa cháy cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế từ công tác kiểm tra cho thấy, tình trạng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến trật tự công cộng, trật tự đô thị do tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi tập kết phế liệu và nhất là các vấn đề liên quan đến an toàn, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn tỉnh đang ở mức đáng báo động.

Trung tá Phan Đức Thành, Phó Đội trưởng Đội đặc doanh, Phòng CSQLHC về TTXH- thành viên đoàn kiểm tra cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh có 223 cơ sở kinh doanh phế liệu, chủ yếu tập trung ở TP. Huế và TX.Hương Thủy. Các cơ quan chức năng đã tiến hành tổng kiểm tra đối với 194 cơ sở (29 hộ gia đình, cá nhân mua bán nhỏ lẻ giao công an các địa phương kiểm tra và báo cáo về Công an tỉnh). Trong đó, chỉ có 69/194 cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 24/194 cơ sở có Giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường; 10/194 cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy. Quá trình kiểm tra, các cơ quan chức năng đã tuyên truyền để chủ các cơ sở kinh doanh phế liệu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, buộc các cơ sở ký cam kết chấp hành; đồng thời lập biên bản, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.

Đáng chú ý, qua kiểm tra, đoàn liên ngành đã phát hiện 7 cơ sở có hành vi mua bán các loại phế liệu, phế phẩm là vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh, gồm 46 vỏ đạn, pháo các loại. Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ và bàn giao cho cơ quan quân sự địa phương xử lý, đồng thời xử phạt các cơ sở trên theo quy định pháp luật.

 Theo Thượng tá Hoàng Thị Mai, Trưởng Phòng CSQLHC về TTXH Công an tỉnh, sau khi tiến hành kiểm tra thực tế, đơn vị đã tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh phế liệu, đảm bảo tuyệt đối an toàn về môi trường, phòng chống cháy nổ. Thực hiện việc xây dựng, quy hoạch, di dời các cơ sở kinh doanh phế liệu không đảm bảo các tiêu chí về an toàn và gây ảnh hưởng trật tự công cộng, trật tự đô thị ra khỏi khu dân cư; đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh phế liệu không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Bài, ảnh: Hà Tâm

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Sau một năm sáp nhập và chuyển đổi hoạt động, cơ sở Chân Mây trở thành đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc. Cùng với việc tổ chức lại đội ngũ, đơn vị nỗ lực thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân thuộc 4 xã khu II huyện này.

“Xanh hóa” hoạt động đầu tư
“Xanh hóa” hoạt động đầu tư

Tăng trưởng xanh là mục tiêu xuyên suốt trong phát triển kinh tế, xã hội Thừa Thiên Huế. Và để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc định hình tăng trưởng xanh bắt đầu từ hoạt động xúc tiến đầu tư là mũi nhọn.