Thứ Bảy, 05/10/2013 14:14

Nhiều mới, lạ từ lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng”

Những ngày này, Ban Tổ chức lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng” huyện Phong Điền và xã Phong Hòa đang gấp rút chuẩn bị cho ngày khai mạc hưởng ứng Festival Huế 2016...

Ông Trần Văn Nguyện, Chủ tịch UBND xã Phong Hòa, Trưởng ban Tổ chức lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng” cho biết: “Năm nay, lễ hội được tổ chức lần đầu tiên tại làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên chứ không phải tổ chức tại làng cổ Phước Tích như trước. Việc tổ chức lễ hội ở đây nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề đến với du khách. Mọi công tác chuẩn bị lễ hội đang được gấp rút thực hiện”.

Nhà rường, nơi trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống tại lễ hội

Quá trưa nhưng tại cơ sở nghề và làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên tiếng búa, tiếng đục vẫn vang lên nhịp nhàng. Ông Lê Văn Trực, chủ làng nghề phấn khởi: Làng nghề huy động lực lượng nghệ nhân để sớm hoàn thành việc lắp ráp hai nhà rường phục vụ trưng bày sản phẩm đồ gỗ. Đây là dịp để chúng tôi giới thiệu các sản phẩm của làng nghề”.

Đến với từng hộ dân ở Mỹ Xuyên, chúng tôi cảm nhận được sự hân hoan, phấn khởi của họ khi biết rằng lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng” lần đầu tiên tổ chức tại quê nhà. Ông Trần Hào sống ở làng Mỹ Xuyên tự hào: “Điều chúng tôi chờ đợi nhất là phần lễ tế Thành hoàng. Người Việt có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, do vậy hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề đều lập đình thờ vị Thành hoàng của làng hay phường hội. Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dân làng chúng tôi rất quan tâm đến lễ tế này”.

Người dân làng nghề truyền thống điêu khác gỗ Mỹ Xuyên chuẩn bị sản phẩm cho lễ hội 

So với mọi năm, những nội dung trong lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng” năm nay không khác nhiều. Tuy nhiên, lễ hội dành phần lớn để tổ chức các hoạt động cộng đồng, gắn với việc phát triển du lịch. Ông Trần Quang Cườm, Trưởng phòng Văn hóa Thể thao – Du lịch huyện Phong Điền nhấn mạnh: “Ngoài trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống lễ hội còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật, đua thuyền trên sông Ô Lâu, thi kéo co, bài chòi... Công việc chuẩn bị sao cho thật chu đáo là điều chúng tôi quan tâm, chú ý đến việc tuyên truyền, quảng bá lễ hội, nhất là công tác trang trí, vệ sinh môi trường để tạo ấn tượng với du khách khi đến với lễ hội”.

Lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng” năm 2016 chính thức diễn ra từ ngày 30/4 đến 2/5 tại làng nghề truyền thống điêu khác gỗ Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, với 03 phần: Phần lễ, phần hội và tham quan du lịch. Gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên, tương măng Phong Mỹ, đệm bàng Phò Trạch, rượu Okay Phong Bình, đan lưới Phong Bình, nước mắm Phong Hải... là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản vật quê hương được giới thiệu và bày bán tại lễ hội sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của Festival Huế 2016.

Bài, ảnh: Anh Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế 2018 sẽ diễn ra trong 6 ngày, đêm
Festival Huế 2018 sẽ diễn ra trong 6 ngày, đêm

Chiều 1/9, UBND tỉnh tổ chức tổng kết Festival Huế 2016. Các ông: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Thân thuộc
Thân thuộc

Là tôi muốn nói về điều mình đã bắt gặp hôm ấy, trong một ngày nắng ở làng cổ Phước Tích. Đó là những ngày đầu tiên của Festival Huế 2016.

Hào hứng nhập cuộc
Hào hứng nhập cuộc

“Bước chân ra ngõ là gặp hội”, không khí ấy khiến Huế rộn ràng suốt mấy ngày qua và người dân cũng không còn thờ ơ với festival như những kỳ đầu. Họ đã nhập cuộc một cách hào hứng.

Festival Huế và hơn thế nữa
Festival Huế và hơn thế nữa

Festival Huế 2016 đã kết thúc, trong những ngày diễn ra lễ hội, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ công chúng. Thừa Thiên Huế Cuối tuần số này xin giới thiệu góc nhìn về Festival Huế của bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một doanh nhân thành đạt gắn bó với Huế.