Thứ Ba, 11/06/2019 14:46

Nhiều vấn đề nóng được chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIII

Ngày 11/12, Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tiếp tục chương trình làm việc với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn giữa đại biểu HĐND tỉnh với UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan, tập trung vào nhóm vấn đề nóng mà cử tri đang quan tâm, cần tháo gỡ kịp thời.

“Mọi vấn đề phải được giải quyết thấu đáo cho người dân”Khai mạc Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIII: Xem xét thông qua 26 nghị quyếtKhai mạc Lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026Đoàn ĐBQH tiếp xúc cử tri trực tuyến, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XVHĐND tỉnh thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế- xã hộiKỳ họp chuyên đề lần thứ 2, HĐND tỉnh bàn và thông qua các nghị quyết quan trọngHĐND tỉnh xem xét, quyết định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025)Giảm 50% giá vé tham quan di tích để kích cầu du lịch hậu COVID-19

Kiểm tra sức khỏe cho người dân trước khi têm phòng COVID-19

Ưu tiên công tác phòng chống dịch

Đại biểu Nguyễn Tài Tuệ đặt câu hỏi, đề nghị UBND tỉnh cho biết công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, trong đó người dân đang rất quan tâm đến các vấn đề về: tình hình tiêm chủng vắc xin, công tác điều trị bệnh nhân F0, việc cho học sinh trở lại trường? Giám đốc Sở Y tế Trầm Kiêm Hảo - thay mặt UBND tỉnh trả lời câu hỏi chất vấn.

Theo đó, để trường học tổ chức dạy học vừa đảm bảo chương trình, nội dung, chất lượng giáo dục, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành y tế và giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp. Đến hết ngày 10/12, đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 cho 87,61% học sinh từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Các trường học thường xuyên đánh giá bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học; thực hiện “5K”, theo dõi, khai báo sức khỏe cho giáo viên và học sinh hàng ngày để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi nhiễm. Hàng ngày, Sở Y tế cập nhật đánh giá cấp độ dịch của các địa phương để cung cấp cho Sở GĐ&ĐT quyết định các địa bàn nên dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến.

Về tiêm vắc xin, đến nay toàn tỉnh được cấp 1.656.454 liều vắc xin phòng COVID-19, đạt tỷ lệ phân bổ số mũi vắc xin tiêm cho người >18 tuổi là 80,48% và tỷ lệ phân bổ cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi là 56,15%. Tỉnh đã tổ chức triển khai qua 16 đợt tiêm chủng với kết quả như sau: mũi 1: 843.191 (đạt 92.83%); mũi 2: 605.278 (đạt 66.64%).

Sở Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, dự kiến đến cuối tháng 12/2021, sẽ hoàn thành tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho toàn tỉnh. Đồng thời, Sở Y tế đang xây dựng kế hoạch triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi có vắc xin.

Về công tác điều trị F0: Kể từ ngày 28/4-10/12 trên địa bàn đã ghi nhận tổng số 6.073 ca dương tính. Hiện đang điều trị 2.614 ca; đã được điều trị khỏi 3.448; tử vong 11 ca.

Để đảm bảo công tác thu dung điều trị F0, tỉnh đã thực hiện hệ thống điều trị COVID-19 phân 3 tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong đó, Tầng 1 quy mô 5.000-5.500 giường; tầng 2 quy mô 400-500 giường; Tầng 3 quy mô 100-150 giường. Tại mỗi tầng điều trị đều được trang bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị và phương tiện đảm bảo thu dung điều trị các ca bệnh.

Đến nay công tác thu dung điều trị F0 trên toàn địa bàn tỉnh đang trong tầm kiểm soát và các phương án đã được chuẩn bị và sẵn sàng đáp ứng.

Làm rõ thêm về công tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh đang được kiểm soát, KT - XH từng bước phục hồi trên tất cả các lĩnh vực. Các trường học từng bước được mở cửa trở lại bằng việc kết hợp học trực tuyến và trực tiếp, bố trí các buổi học phù hợp... Về tiêm chủng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh chỉ đạo các địa phương “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vaccine”, ai cương không tiêm thì phải xử lý bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

6 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế

Phục hồi kinh tế gắn với giải quyết việc làm đang được tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp 

Đại biểu Trần Đức Minh chất vấn: Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nền kinh tế của tỉnh chịu ảnh hưởng rất lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP chưa đạt kế hoạch đề ra; đề nghị cho biết các giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình “bình thường mới” trong bối cảnh dịch COVID-19, đặc biệt là các giải pháp để phát triển KT- XH trong năm 2022.

Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Đại Vui thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, để phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới trong bối cảnh dịch COVID-19, tỉnh tập trung vào 6 nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

Thứ nhất là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở tuyến huyện, trạm y tế xã đảm bảo công tác phòng và chữa bệnh cho người dân. Đồng bộ đầu tư cơ sở vật chất hệ thống y tế gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Thứ hai là chú trọng vào công tác an sinh xã hội. Tập trung nghiên cứu đến việc tạo điều kiện cho những lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có điều kiện ăn ở, sinh hoạt đảm bảo cuộc sống lâu dài. Năm 2022, tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy dệt may tạo năng lực mới, giải quyết việc làm…

Thứ ba là phục hồi, phát triển các ngành kinh tế thông qua việc hỗ trợ khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; hỗ trợ công nghiệp đổi mới sáng tạo; đổi mới công tác xúc tiến đầu tư.

Thứ tư về kích cầu đầu tư công, giải pháp này có ý nghĩa “kép” vừa kích thích chi tiêu đầu tư công tức thời trong gian đoạn ngắn để kích thích đầu tư phục vụ cho tăng trưởng trong ngắn hạn, vừa có ý nghĩa lâu dài tạo ra các kết cấu hạ tầng hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ năm là đổi mới phương thức điều hành xã hội, thực thi công vụ dựa trên nền tảng số, xây dựng mô hình kinh tế mới; trong đó, phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, tiến tới chính quyền số là yếu tố trọng tâm, xây dựng chính quyền điện tử. Xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu trong các ngành trọng điểm. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Nhóm giải pháp cuối cùng là tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 38 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ chính quyền đến người dân và doanh nghiệp với những nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu; xây dựng và đẩy mạnh các gói kích cầu du lịch; huy động tối đa nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng quan trọng; tập trung trùng tu và bảo tồn các di sản xuống cấp nghiêm trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

HĐND tỉnh đã dành thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề: Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19; Giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVD-19 diễn biến phức tạp; Công tác triển khai giáo dục trực tuyến; Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19…

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh, HĐND tỉnh đã dành thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó tập trung vào các vấn đề được cử tri quan tâm. Giám đốc các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo tiếp thu làm rõ thêm các vấn đề mà các đại biểu chất vấn, qua đó đã giúp cho cử tri và nhân dân hiểu rõ hơn công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền địa phương trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian vừa qua.


Bài, ảnh: Thái Bình

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.