Thứ Bảy, 23/05/2015 15:35

Những "cạm bẫy" trên đường sau mưa lũ

Ổ voi, ô gà chi chít, nhiều đoạn bị xé toạc, khi gặp mưa lớn, dòng nước chảy mạnh chẳng khác gì khe suối ngay giữa lòng TP. Huế. Người dân cần cẩn trọng khi đi qua những tuyến đường này.

Sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 49 qua A LướiThủ tướng ra công điện chỉ đạo ứng phó khẩn cấp bão số 14 và mưa lũCán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giúp dân khắc phục lũ lụtSống cùng lũHọc sinh nhiều trường vùng trũng sẽ nghỉ học hết tuần

Một ao nước sâu trên đường Trần Thái Tông như cái bẫy ám ảnh người đi đường

“Khổ chi mà khổ lạ” - một người dân thốt lên như vậy khi chứng kiến chúng tôi ghi lại những hình ảnh ở một đoạn hư hỏng trên tuyến đường Trần Thái Tông (TP. Huế). Không riêng gì đoạn đường này, nhiều tuyến đường khác trên địa bàn TP. Huế rơi vào tình cảnh tương tự. 

Đi trên nhiều tuyến đường như Đặng Huy Trứ, Trần Thái Tông, Trần Phú... có thể hiểu phần nào "nỗi khổ” của người đi đường. Đoạn cuối đường Nguyễn Thái Tông, giao nhau với khu tái định cư Trường An, trở thành nổi ám ảnh của nhiều người. Chỉ với một đoạn ngắn nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng, lề đường bị xói, lún sâu 0,2-0,4m.

“Nhiều xe đi ngang đây trượt ngã hoài. Chính những vũng nước bằng với mặt đường là cái bẫy chết người. Cứ lướt qua rồi sập hố, úp mặt xuống đường như chơi”, anh Nguyễn Văn Luận, người dân sống gần đó nói. Anh Luận cho hay, đã nhiều lần chạy ra cứu người, rất may không ai bị thương nặng. Nhằm cảnh báo người đi đường, các hộ dân quanh đó đã đổ đất, cắm nhánh cây báo hiệu. 

Nhắc đến đoạn đường nhiều bức xúc không thể bỏ qua ngã tư Ngự Bình - Đặng Huy Trứ. "Điểm đen" này như cơn ác mộng đối với những người thường xuyên qua lại. Mặt đường nước chảy xiết, xé toạc chẳng khác gì một con suối. Trời mưa, nước chảy càng xiết. Đất đá lởm chởm, một số đoạn có hố sâu. “Mỗi khi đi qua đây, tui ám ảnh lắm. Chưa kể nhiều đêm điện chiếu sáng ở đây bị cúp, ngã hoài à”, một người dân nói vội với chúng tôi. Những hộ dân ở quanh đó cũng cắm biển cảnh báo, rồi la to nhắc nhở “chạy chậm” mỗi khi thấy ai đi qua.

Một hố sâu được người dân dùng bao tải cát lấp xuống để tránh rủi ro cho người đi đường

Trong khi đó, Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế cũng làm ảnh hưởng một số tuyến đường. Ngoài hệ thống rào chắn đảm bảo các điểm đang thi công, một số tuyến thi công xong đang rải đá cấp phối chờ thảm nhựa khiến người đi đường khiếp sợ. Đường Đặng Huy Trứ, trước đoạn trước chung cư Trường An như lời người dân kể không thể nhớ hết có bao nhiêu người té xe. Chị Hồ Thị Phấn ở số nhà 137 Đặng Huy Trứ cho hay, không hiểu lí do gì mà dự án vẫn chưa hoàn trả mặt đường. Đến khi mưa lớn, nước chảy mạnh, người đi đường không để ý là ngã. “Tui phải dựng biển báo, rồi cắm cây sào ở những cái hố để người dân biết mà tránh. Khổ chi lạ”, chị Phấn bức xúc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Bằng, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế cho biết, từ cơn bão số 12 xảy ra đầu tháng 11 đến nay đã gây ngập úng hầu hết các tuyến đường đô thị trên địa bàn TP. Huế với tổng chiều dài khoảng 158km, hư hỏng chủ yếu liên quan đến mặt đường, sụt lún, sạt lở lề đường... Ngoài ra, hệ thống đường liên phường, đường kiệt tại các phường thấp trũng như Hương Sơ, An Hòa, Thủy Biều, Phú Hậu... cũng rơi vào tình cảnh tương tự. “Chúng tôi đã có văn bản đề nghị lên UBND TP. Huế bố trí kinh phí sửa chữa khẩn cấp các tuyến đường hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn an toàn cho người dân cũng như mỹ quan đô thị thành phố”, ông Bằng nói.

Ông Đinh Hoàng Dũng, cán bộ kỹ thuật Ban quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế cho biết, đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh về việc thi công gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân. Nói về một số tuyến đường sau khi thi công, và rải đá cấp phối nhưng chưa thảm nhựa gây ảnh hưởng cho người và phương tiện qua lại, ông Dũng cho hay, do thời tiết không thuận lợi, mưa liên tục nên phải chờ trời nắng ráo mới tiếp tục thảm nhựa. “Chúng tôi đã có kế hoạch hoàn trả mặt đường cuốn chiếu, nhưng phải chờ tạnh ráo khi đó mới đảm bảo chất lượng công trình”, ông Dũng thông tin.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại ở một số con đường... nguy hiểm

Những người dân sống trên đường Trần Thái Tông dùng cây để cắm xuống hố, cảnh báo người đi đường. Tuy nhiên, theo họ tất cả chỉ tạm thời, cứ mưa lớn, tất cả đều bị cuốn trôi

Ngã 4 Ngự Bình - Đặng Huy Trứ trở thành con suối mỗi khi có mưa lớn

Cạnh đó là hố ga mất nắp, nếu mưa to, tràn nước rất dễ bị sẩy chân

Nước chảy xiết, xé toạc 2/3 mặt đường

Nếu không nắm chắc tay lái, nhiều người đi đường có thể té ngã bất cứ lúc nào khi gặp những đoạn đường như vậy!

Clip con đường đau khổ ngã 4 Ngự Bình - Đặng Huy Trứ

Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế sau khi thi công vẫn chưa hoàn trả mặt đường khiến người qua lại khu vực này rất lo lắng

Người dân qua lại những tuyến đường có dự án rất vất vả

Một đoạn đường bị cắt xẻ, mưa lớn khiến đá chảy nham nhở trên mặt đường

Cách mà người dân "cảnh báo" nguy hiểm trước chợ Phước Vĩnh

Rào chắn tất tạm bợ!

Clip chị Hồ Thị Phấn ở 137 Đặng Huy Trứ nói về Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế gây khó khăn cho người đi đường

PHAN THÀNH - LÊ THỌ (Thực hiện)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ và phát triển vùng đất ngập nước
Bảo vệ và phát triển vùng đất ngập nước

Khu vực đất ngập nước ở Thừa Thiên Huế có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng, giá trị quan trọng trong nền kinh tế và đời sống. Bảo tồn, phát triển các vùng đất ngập nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cấp, ngành, địa phương.

Nâng cấp đê phục vụ sản xuất
Nâng cấp đê phục vụ sản xuất

Nhiều tuyến đê ven đầm phá, đê nội đồng được xây dựng đã lâu, xuống cấp, có cao trình thấp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong mỗi mùa mưa lũ. Từng bước đầu tư xây dựng mới, gia cố các tuyến đê trọng yếu phục vụ sản xuất được xem là nhu cầu cần thiết hiện nay.

Huy động lực lượng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích
Huy động lực lượng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đi kiểm tra tình hình khắc phục mưa lũ trên địa bàn và trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích do nước lũ cuốn tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc.

Gầy dựng lại lớp học
"Gầy dựng lại lớp học"

Trong hai ngày 12 và 13/11, nhóm thiện nguyện Thanh Xuân đến thăm và trao quà hỗ trợ cho Trường tiểu học Quảng Thành 1, Trường mầm non Phú Thanh cơ sở lẻ (Quảng Thành, Quảng Điền). Hoạt động nằm trong chương trình “Gầy dựng lại lớp học” với kinh phí huy động hơn 300 triệu đồng.