Thứ Hai, 17/12/2018 06:54

Ứng phó dịch viêm da nổi cục ở trâu, bò: Không để dịch bệnh dây dưa kéo dài

Với tiến độ tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đạt tỷ lệ trên 76% toàn tỉnh, dịch bệnh cơ bản được khống chế. Ngành chức năng tiếp tục triển khai các giải pháp, hướng dẫn nông dân ứng phó, điều trị dịch bệnh hiệu quả.

A Lưới đẩy nhanh tiêm vắc xin viêm da nổi cục ở trâu bòXuất hiện dịch viêm da nổi cục trên gia súc4 địa phương xuất hiện dịch viêm da nổi cục trên bò

Với tiến độ tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh VDNC trên trâu, bò đạt tỷ lệ trên 76% toàn tỉnh, dịch bệnh cơ bản được khống chế.

Theo số liệu từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CCCN&TY, Sở NN&PTNT), tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số bò mắc bệnh VDNC là 126 con, có 4 con bị chết, tiêu hủy. Đã có 12 xã gồm Quảng Phú, Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); Điền Môn, Phong Sơn, Phong Xuân, Điền Lộc, Điền Hương (Phong Điền); Hương Xuân (Nam Đông); thị trấn A Lưới, Hồng Bắc (A Lưới); Hải Dương (Hương Trà) và 2 huyện, thị Quảng Điền và Hương Trà đã qua 21 ngày không phát sinh bệnh.

Ông Võ Đông Vinh, nông dân ở thôn 4, xã Quảng Công (Quảng Điền) cho biết, do được phổ biến và cập nhật những kiến thức trước đó nên những hộ dân có trâu bò bị nhiễm bệnh ở thôn đã báo ngay cho cán bộ thu y cơ sở, chính quyền địa phương để cách ly, điều trị riêng. Đồng thời, tiêm thuốc tăng sức đề kháng, bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, kháng viêm cho những trâu bò bị bệnh và triển khai tiêm vắc-xin đầy đủ cho những gia súc còn lại trong đàn.

Ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công thông tin, dịch bệnh VDNC khởi phát ở địa phương từ cuối tháng 4/2021 với 5 con bò của 3 hộ dân bị nhiễm bệnh, không có con nào chết. Đến nay, đã qua 21 ngày không xuất hiện dịch trở lại nhờ chính quyền, trung tâm dịch vụ nông nghiệp triển khai tốt công tác tiêm vắc-xin phòng dịch.

Đối với những khu vực xuất hiện dịch bệnh, địa phương đã yêu cầu cách ly vật nuôi, tiêu độc khử trùng trong khu vực chuồng trại, khu nuôi và tích cực điều trị, nên đến nay dịch bệnh được khống chế, không lây lan diện rộng.

UBND huyện Quảng Điền chỉ đạo các xã ngoài kiểm tra thường xuyên các hộ chăn nuôi trên địa bàn, các địa phương còn vận động nhân dân cần báo ngay cho đơn vị thú y cơ sở diễn biến của bệnh VDNC để có liệu pháp phòng ngừa sớm, hướng dẫn chữa trị trên đàn gia súc và tổ chức đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin VDNC trên trâu bò nhằm đảm bảo chăn nuôi an toàn. Đến nay tỷ lệ tiêm phòng ở địa phương này đạt gần 90%.

Theo CCCN&TY tỉnh hiện nay, cả nước có 886 ổ dịch tại 131 huyện của 21 tỉnh chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục phát sinh và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao do thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển như ruồi, muỗi, ve, mòng… CCCN&TY tỉnh đã phối hợp với các địa phương tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc-xin phòng dịch VDNC.

Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được 29.314 liều đạt 76% tổng đàn của diện tiêm. Đơn vị này cũng phân bổ 367 hóa chất tiêu độc khử trùng, 48 lọ (1 lọ 50ml: 2,4 lít) hóa chất diệt ve, mòng.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng CCCN&TY tỉnh đánh giá, với giải pháp phát hiện bệnh sớm, xử lý nhanh, chủ động trích kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng đạt tỉ lệ cao nên cơ bản đã giảm được thiệt hại cho nông dân và phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Đến nay, dịch bệnh đã được khống chế cơ bản. Lựa chọn được vắc-xin tốt, tiến độ tiêm phòng nhanh với tỷ lệ tiêm xong vắc-xin khi đạt trên 50% thì bắt đầu miễn dịch quần thể.

Để chủ động các giải pháp phòng, chống bệnh VDNC ở trâu, bò nhằm ngăn chặn và hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Hằng ngày, báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vắc-xin VDNC, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện phòng, chống bệnh VDNC. Trong đó, lưu ý khẩn trương bố trí kinh phí mua vắc- xin và tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh VDNC. Để chủ động có đủ lượng vắc-xin VDNC, các địa phương đăng ký nhu cầu với đơn vị nhập khẩu để kịp thời cung ứng vắc-xin cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc bi hùng ở Hà Trữ
Khúc bi hùng ở Hà Trữ

LTS: Cách đây 55 năm, đúng vào ngày 28/3/1968 (nhằm ngày 30 tháng hai năm Mậu Thân) tại Hà Trữ (Phú Vang) đã xảy ra một cuộc thảm sát do máy bay Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 21 thuộc Liên đoàn I Biệt động quân của quân đội Sài Gòn thực hiện. Để bạn đọc hiểu sự tàn nhẫn của chiến tranh mới yêu quý và trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay, Báo Thừa Thiên Huế trân trong giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Hữu Thu.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường
Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, bất định của thị trường. Trong sáu tháng đầu năm, doanh nghiệp thắng lớn với đơn hàng dồi dào và rồi tình thế đổi chiều những tháng cuối năm đã đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự linh hoạt ứng phó đã giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.