Thứ Ba, 08/01/2019 17:20

Thêm chính sách giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Chiều 8/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nghiệp vụ thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc.

Doanh nghiệp thứ hai tiếp cận với gói vay trả lương lao độngChưa chạm “điểm nghẽn” của doanh nghiệpGói vay vốn trả lương: Nới lỏng vẫn khó tiếp cận

Điểm cầu Thừa Thiên Huế

Điểm cầu Thừa Thiên Huế có sự tham gia của lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ngân hàng Nhà nước và đại diện các ban ngành liên quan.

Hội nghị đã triển khai cụ thể các nội dung tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc với mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng; lãi suất cho vay 0%/năm (không phần trăm), lãi suất nợ quá hạn 12%/năm. Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận nhưng dưới 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên và khách hàng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.

Việc giải ngân của NHCSXH cho người sử dụng lao động đối với các tháng 5, 6, 7 năm 2021 được thực hiện 1 lần; thời hạn giải ngân đến hết ngày 5 tháng 4 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.

Đây là một trong những chính sách mới đáp ứng được phần nào kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp trước khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 như hiện nay.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.