Thứ Tư, 27/03/2019 18:23

Phát triển Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế xứng tầm là một trong 3 viện lớn của Quốc gia

Chiều 27/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc với Viện Công nghệ Sinh học (VCNSH), Đại học Huế. Cùng dự còn có lãnh đạo Đảng uỷ, Ban Giám đốc Đại học Huế; Sở Khoa học và Công nghệ; Văn phòng Tỉnh uỷ.

Xây dựng phương án hỗ trợ việc làm cho người vùng dịch về; Trưng dụng thêm phòng xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2Tập trung triển khai hiệu quả đề án phát triển Viện Công nghệ sinh họcỨng dụng công nghệ số vào trường học

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ cho rằng, nghiên cứu khoa học phải chấp nhận hy sinh để cống hiến 

Tại buổi làm việc, PGS.TS.Trương Thị Hồng Hải, Viện Trưởng VCNSH, Đại học Huế báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 523/QĐ –TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển VCNSH, Đại học Huế.

Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

VCNSH hiện có 32 cán bộ cơ hữu và 160 cán bộ bán cơ hữu có chuyên môn cao về sinh học, công nghệ sinh học đang công tác trong và ngoài Đại học Huế. Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VCNSH đã thành lập được 5 phòng thí nghiệm. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của VCNSH còn có 2 bộ môn, 2 trung tâm và 2 phòng chức năng. Tháng 8/2021, VCNSH đã thành lập Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử an toàn cấp II để chẩn đoán virus SARS – CoV – 2 phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID – 19 tại địa phương.

Giai đoạn 2018-2020, VCNSH đã và đang chủ trì thực hiện 6 đề tài, dự án độc lập cấp quốc gia; 2 chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ; 3 đề tài cấp Bộ, 1 để tài NAFOSTED; 5 đề tài cấp tỉnh; 5 đề tài cấp Đại học Huế; 4 đề tài cấp cơ sở và 1 đự án hợp tác quốc tế… Mặc dù là đơn vị mới thành lập của Đại học Huế, tuy nhiên thời gian qua, VCNSH đã tạo ra 42 sản phẩm ứng dụng, quy trình khoa học công nghệ để chuyền giao đưa ra thị trường.

Viện đã có 24 nội dung đào tạo ngắn hạn trên các lĩnh vực: Kỹ thuật sinh học phân tử, nuôi cấy mô tế bào thực vật, miễn dịch học - vắc xin, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt; hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế và Phòng khám đa khoa Medic - Huế trong xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2.

VCNSH làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đơn vị; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Từ năm 2018 đến nay, VCNSH đã kết nạp được 2 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong chi bộ lên 16 đảng viên. Để thực hiện tốt hơn nữa Quyết định 523 của Thủ tướng Chính phủ, VCNSH kiến nghị, đề xuất về cơ chế hoạt động; thực hiện các dự án; đầu tư trang thiết bị…

Chấp nhận hy sinh để cống hiến

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ khẳng định, làm sao để phát triển VCNSH xứng tầm là một trong 3 viện lớn của Quốc gia. Đây là áp lực lớn, khó khăn, nhưng VCNSH đã rất nỗ lực cố gắng.

Trong giai đoạn 2018-2020, VCNSH đã chủ trì thực hiện 6 đề tài, dự án độc lập cấp quốc gia. (Ảnh tư liệu)

Tuy nhiên, VCNSH cần xác định, Quyết định 523 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 54 của Bộ Chính là “chiếc gậy” để viện phát triển hơn. Muốn vậy, VCNSH cần dựa trên cơ sở đó để phấn đấu thực hiện bằng những công việc làm cụ thể. Về lâu dài, VCNSH xây dựng được chuyên gia đầu ngành, đạt chuẩn quốc gia nghiên cứu về công nghệ sinh học.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ cho rằng, nghiên cứu khoa học phải chấp nhận hy sinh để cống hiến trên cơ sở những cái đã có; là đội ngũ chuyên gia, là Quyết định 523 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đại học Huế cần có sự điều phối để VCNSH phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Cơ chế tự chủ của các trường thành viên ở Đại học Huế chính là sự cạnh tranh.

VCNSH cần phát huy tinh thần liên kết, hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học trong nước để chia sẻ đề tài nghiên cứu; hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp; có cơ chế đào tạo sau đại học để nâng cao vị thế; giữ bằng được đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo cán bộ đầu ngành về công nghệ sinh học; tạo thiết chế thu hút chuyên gia đầu ngành về với viện. Cơ sở vật chất, hạ tần thiết yếu cũng là vấn đề rất quan trọng để tạo dựng nên quy mô, thượng hiệu của VCNSH. VCNSH cần tăng cường hợp tác quốc tế trên cơ sở nắm kỹ các chủ trương; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh để ượt qua những khó khăn, thử thách hiện nay.

Bài, ảnh: Anh Phong

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tính tiên phong, tăng cường công tác dân vận cơ sở
Phát huy tính tiên phong, tăng cường công tác dân vận cơ sở

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như trên khi làm việc với Đảng ủy, UBND và hệ thống chính trị thị trấn Phú Đa (Phú Vang) sáng 6/10. Cùng làm việc có lãnh đạo các ban của Đảng, Thường trực Huyện ủy Phú Vang.

Bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với du lịch, dịch vụ
Bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với du lịch, dịch vụ

Làng văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng trong mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trong xây dựng nông thôn mới, văn hóa làng là bản sắc, hồn cốt mang giá trị đặc trưng; bảo tồn, phát huy, giữ gìn và phát triển bền vững làng văn hóa là vấn đề đặt ra…

“Chỉ sợ sai, không sợ mệt”
“Chỉ sợ sai, không sợ mệt”

Quen với nghiệp giảng dạy và nghiên cứu, nhưng từ ngày dịch COVID-19 “làm căng” trên đất Huế, những cán bộ, chuyên gia Viện Công nghệ sinh học (CNSH), Đại học Huế dồn tâm huyết cho công tác xét nghiệm sàng lọc. Hỏi về sự vất vả, họ hài hước: “Chúng tôi chỉ sợ sai, không sợ mệt”.

Nông nghiệp số - vấn đề quan trọng của Quảng Điền
Nông nghiệp số - vấn đề quan trọng của Quảng Điền

Chiều 10/1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền liên quan đến vấn đề chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn huyện.