Thứ Năm, 04/04/2019 07:15

Ứng phó mưa bão, sạt lở

Là địa bàn miền núi, khe suối nhiều, độ dốc lớn nên vào mùa mưa, dòng chảy các sông suối rất dữ dội, nhiều hộ gia đình chưa có nhà kiên cố và các hộ ở vùng trũng sông suối, có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cao nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) được huyện A Lưới đặc biệt quan tâm.

Kè biển Phú Thuận: Hoàn thành trước mùa mưa bãoSạt lở tại Nam Đông: Cần phương án lâu dài

Các lực lượng ở A Lưới hỗ trợ người dân giằng chống nhà cửa trước bão

Ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện A Lưới cho biết, ngay từ khi chuẩn bị bước vào mùa mưa, từ cấp huyện tới cơ sở tổ chức điều tra, rà soát, nắm cụ thể hộ dân ở từng thôn có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để từ đó có phương án di dời dân đến nơi an toàn. Qua số liệu rà soát năm 2021, tổng cộng số hộ cần di dời khi xảy ra bão, lũ là 1.862 hộ/6.664 khẩu.

“Số hộ, số khẩu cần di dời để đối phó với bão là 331 hộ/1.258 khẩu. Số hộ, số khẩu cần di dời để đối phó với lụt là 115 hộ/435 khẩu. Số hộ, số khẩu cần di dời để đối phó với bão kết hợp lũ lụt là 650 hộ/2.556 khẩu. Số hộ, số khẩu cần di dời để đối phó với lũ quét, sạt lở đất là 766 hộ/2.415 khẩu. Tùy diễn biến thời tiết, sẽ triển khai di dời đảm bảo an toàn cho người dân và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản”, ông Lập phân tích.

Điểm đáng lo ngại ở A Lưới là tình trạng sạt lở, ảnh hưởng lớn đến giao thông và các hoạt động khác. Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện A Lưới, qua rà soát, nhiều điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 49, bờ sông Tà Rình, ven sông A Sáp và nhiều nơi khác có nguy cơ sạt lở cao.

Cùng với các đơn vị và địa phương, Công an huyện, Hạt Quản lý đường bộ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng cũng rà soát phương án, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính và nghiêm cấm các phương tiện giao thông lưu thông khi có mưa lũ, gió mạnh xảy ra.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, phương án PCTT&TKCN năm 2021 của huyện A Lưới phân công cụ thể nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận gắn với từng khu vực, tình huống. Tùy tình hình thực tế, khi có lệnh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các đơn vị sẵn sàng bố trí lực lượng tham gia ứng cứu.

Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới, rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão trước, ý thức của người dân với PCTT rất quan trọng. Do đó, cùng với các kịch bản ứng cứu mùa mưa bão, công tác tuyên truyền được huyện đặc biệt chú trọng. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn bám sát và chỉ đạo có hiệu quả theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể Thao phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện thường xuyên tuyên truyền phương án, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của huyện về công tác PCTT&TKCN; thông tin kịp thời những diễn biến về thiên tai để các cơ quan, đơn vị và Nhân dân chủ động ứng phó. Trước các diễn biến bất thường của thời tiết, UBND các xã, thị trấn phát, truyền thanh thông báo đến từng cụm dân cư các thông tin kịp thời.

“Lương thực và các hàng hoá thiết yếu được chủ động, trong đó Phòng Kinh tế và Hạ tầng hợp đồng với các chủ cửa hàng dự trữ lương thực và một số hàng nhu yếu phẩm, với 10 tấn gạo; 20.000 gói mì ăn liền; 5.000kg muối; 20.000 lít nước uống đóng chai; 10.000 lít xăng dầu. Tùy theo diễn biến thời tiết và điều kiện cụ thể để điều chỉnh số lượng hàng hóa dự trữ cho phù hợp”, ông Bùi Viết Dũng, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết.

Trước mùa mưa lũ, Trung tâm Y tế huyện cũng chuẩn bị một số thuốc để dự trữ, để cấp cứu kịp thời, chuẩn bị hóa chất khử trùng làm sạch nguồn nước; vệ sinh môi trường trong và sau lụt bão, đồng thời hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di dân tập trung.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa
Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa

Từ chiều tối ngày 19/2, tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi tỉnh chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn. Nguy cơ triều cường sạt lở tiếp diễn vùng ven biển các địa phương.

Quảng Điền Sông Bồ sạt lở, dân bất an
Quảng Điền: Sông Bồ sạt lở, dân bất an

Tình trạng sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua các xã Quảng Thọ, Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang diễn ra, uy hiếp đến công trình kiến trúc, nhà cửa, vườn tược khiến người dân thấp thỏm lo âu.