Thứ Tư, 22/05/2019 08:23

Thực hiện 7 nhóm giải pháp phục hồi, phát triển thị trường lao động

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang xây dựng dự thảo chương trình phục hồi, phát triển thị trường lao động gồm 7 nhóm giải pháp lớn, trong đó tập trung việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Công việc không theo về nhàKý kết hỗ trợ phúc lợi cho đoàn viên, công nhân lao độngLo nguồn lao động giai đoạn thích ứng mớiKéo lao động trở lại nhà máyMở rộng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19Hỗ trợ bằng cơ chế và chính sách

Tư vấn tìm việc cho thanh niên công nhân tại Ngày hội "Tiếp sức ngày trở lại" (Khu Chế xuất Linh Trung 1, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ảnh /TTXVN.

Theo Bộ LĐTBXH, trong năm 2021, thị trường lao động nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Đồng thời, thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so quý trước và cùng kỳ do những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay.

Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm. Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất nặng nề với 4,59% lao động vùng Đông Nam bộ có và 44,7% lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.

Theo ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, cơ cấu việc làm và chuyển dịch bị đảo chiều. Từ đầu năm, lĩnh vực nông lâm thủy sản tăng, lĩnh vực dịch vụ công nghiệp giảm, ngược lại với chuyển dịch cơ cấu việc làm thông thường. Cụ thể, số lao động trong ngành nông lâm thủy sản thời gian qua là 14,5 triệu người, tăng lên 479.000 người so với cùng kỳ năm 2020. Lao động có việc làm ngành công nghiệp và xây dựng giảm 960.000 người, trong khi ngành dịch vụ giảm 2-3 triệu lao động so với cùng kỳ năm trước.

Bộ LĐTBXH đang dự thảo chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động với 7 nhóm giải pháp kèm theo những cơ chế, tập trung vào các vấn đề lớn.

Các nhóm giải pháp gồm: Hỗ trợ trực tiếp người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh; hỗ trợ kết nối cung cầu lao động; hoàn thiện bền vững thị trường lao động; bảo đảm điều kiện về nơi sinh sống cho người lao động; xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa, tiến bộ.

Ông Lê Văn Thanh cho biết: "Sau khi dịch được kiểm soát, nhiều cơ hội được mở ra. Các doanh nghiệp sắp xếp cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0; ngành lao động có cơ hội điều chỉnh phân bổ lại lực lượng giữa các vùng và ngành kinh tế, góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh..."...

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.