Thứ Hai, 10/06/2019 06:15

Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phục hồi kinh tế

Với diễn biến phức tạp và tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, khi các doanh nghiệp lao đao...

Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021 - Vietnam grand sale 2021 đã được Bộ Công thương chính thức phát động, kéo dài từ ngày 1/12/2021 đến 1/1/2022. Chương trình nhằm tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất luôn gắn với thị trường. Trước khi sản xuất mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, bán ở thời điểm nào và kể cả thị hiếu của người tiêu dùng ở các vùng miền, quốc gia ra sao… người sản xuất đều phải khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường. Không riêng doanh nghiệp mà các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng tham gia vào quá trình này, nhằm hoạch định kế hoạch phát triển chung và giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng. Thị trường tiêu thụ tốt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nếu sản xuất quá nhu cầu, tức cung vượt cầu thì hàng hóa tồn đọng, nhà sản xuất phải hạ giá, thậm chí bán lỗ để thu hồi vốn. Lý thuyết là vậy, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tính toán chính xác vấn đề này. Bởi nhu cầu thị trường còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, trong đó quan trọng là sức mua của thị trường, tức là tùy thuộc vào nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng.

Hơn nữa, trong vòng kinh tế tuần hoàn, sản xuất của ngành hàng này là nguyên liệu đầu vào của một hoặc nhiều sản phẩm khác và ngược lại. Khi sức tiêu thụ của một mặt hàng giảm sút sẽ tác động đến nhiều ngành sản xuất khác. Không những vậy, những người lao động trong chu trình sản xuất đó cũng bị ảnh hưởng thu nhập, kéo theo nhu cầu tiêu dùng giảm, tác động xấu trở lại với tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Với diễn biến phức tạp và tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, khi các doanh nghiệp lao đao, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa nhà máy, giải thể doanh nghiệp kéo theo đời sống người lao động gặp khó. Mất việc làm, giảm thu nhập khiến người lao động phải tính toán tiết kiệm chi tiêu, ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu. Điều này đồng nghĩa sức mua của thị trường giảm sút nghiêm trọng…

Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các doanh nghiệp dần khôi phục sản xuất, có nhiều điểm sáng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông, lâm, thủy sản, xuất khẩu… Tuy vậy, muốn thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, một trong những việc cần thiết là phải kích cầu sức mua nội địa. Tức là khuyến khích, tạo động lực cho người tiêu dùng mua sắm thông qua các chương trình khuyến mại lớn, hấp dẫn.

Với Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021, được phát động đúng vào thời điểm “vàng” mua sắm: mùa giáng sinh, tết dương lịch, tết nguyên đán; cùng với đó chương trình cho phép doanh nghiệp giảm giá lên đến 100% thay vì 50% như thông thường, được kỳ vọng sẽ tạo sức bật mới trên thị trường sau thời gian bị “nén” khá dài.

Hơn nữa, bên cạnh các hoạt động thương mại truyền thống còn có các kênh thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh, giúp hàng hóa được tiêu thụ trên phạm vi rộng, thuận tiện, tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thu hút nhiều người tiêu dùng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, các ngành kinh tế tăng tốc, tạo ra sức bật mới.

Tuy nhiên, điều cần tránh và cần sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chương trình “thổi giá” rồi mới “khuyến mại” gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm rối thị trường, tác động xấu đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Hoàng Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.