Thứ Ba, 18/06/2019 10:13

Trường đại học Sư phạm cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp bồi dưỡng giáo viên

Sáng 18/12, Ban Quản lý Chương trình ETEP (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bình Định với sự hỗ trợ của Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018”. Hội thảo được tổ chức trực tuyến, có sự tham gia của các thầy cô giáo ở hơn 100 điểm cầu.

Giáo viên phổ thông cốt cán 10 tỉnh miền Trung được tập huấn, bồi dưỡngBồi dưỡng cho gần 4.000 giáo viên phổ thông cốt cán 10 tỉnh miền TrungBồi dưỡng cho 3.928 giáo viên phổ thông cốt cán 10 tỉnh miền Trung

Hội thảo được tổ chức trực tuyến với hơn 100 điểm cầu

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình GDPT 2018) với triết lý giáo dục có sự thay đổi căn bản, đó là chuyển từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ tri thức sang phát triển phẩm chất, năng lực người học, đòi hỏi các thầy cô giáo phải thay đổi cách dạy, cách tổ chức lớp học và cách đánh giá. Bộ GD&ĐT thông qua Chương trình ETEP đã triển khai mô hình bồi dưỡng mới, hỗ trợ các thầy cô trong hành trình thích ứng với đổi thay đó.

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế được phân công bồi dưỡng giáo viên cốt cán của 10 tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Bình Định. Đến nay, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định tổ chức bồi dưỡng 6 mô đun cho đội ngũ giáo viên cốt cán và hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng các mô đun đảm bảo chất lượng.

Điểm nhấn vừa qua là sự phối hợp giữa Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế và các Sở GD&ĐT trong công tác triển khai, xây dựng báo cáo TEMIS, triển khai bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả tốt. Trong công tác triển khai xây dựng báo các TEMIS năm 2021, đến ngày 16/12, có 8/10 sở GD&ĐT do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phụ trách đã hoàn thành tự đánh giá trên 90%, trong đó sở giáo dục Bình Thuận đã chiết xuất Báo cáo TEMIS năm 2021 và đăng tải lên cổng thông tin điện tử của sở GD&ĐT. Đến nay, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán của 10 tỉnh miền Trung hoàn thành mô đun 9…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác với Hàn Quốc triển khai các hoạt động giáo dục STEM
Hợp tác với Hàn Quốc triển khai các hoạt động giáo dục STEM

Chiều 7/2, Trường THPT Thuận Hoá - Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế phối hợp với đoàn giảng viên, học viên, sinh viên đến từ ĐH Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc bắt đầu triển khai các hoạt động giáo dục STEM trong khuôn khổ hợp tác.

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.