Thứ Năm, 20/06/2019 07:00

Giáo dục Hương Thủy & mục tiêu xây dựng 100% trường học đạt chuẩn quốc gia

Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, TX. Hương Thủy tiếp tục phấn đấu là địa phương đầu tiên của tỉnh xây dựng 100% trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia (CQG).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong dạy và họcHọc tập suốt đời: từ hiểu đến lan tỏa phong tràoCác địa phương gặp nhiều khó khăn trước thềm năm học 2021 - 2022

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường mầm non Thủy Dương

Cơ sở vật chất ngang tầm với nhiều tỉnh, thành lớn

Hiện, TX. Hương Thủy có 38/40 trường đạt CQG, tỷ lệ 95%. Theo lộ trình, đến năm 2025, cả 40/40 trường đạt CQG. Dẫu vậy, nhiều khả năng địa phương này tạo nên bước đột phá khi hoàn thành mục tiêu nói trên sớm hơn kế hoạch, trong đó, 2 trường MM còn lại: Hoa Hướng Dương và Nắng Hồng lần lượt đạt CQG vào năm 2022, 2023.

Để đạt CQG, mỗi trường học phải hội đủ 5 tiêu chí: tổ chức & quản lý; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất & trang thiết bị dạy học; có nhà đa năng & thư viện đạt chuẩn theo quy định; quan hệ giữa nhà trường, gia đình & xã hội. Trong đó, tiêu chí khó thực hiện nhất là đầu tư cơ sở vật chất, bởi kinh phí để thực hiện tiêu chí này ngoài “tầm tay” của ngành giáo dục.

“Trong quá trình xây dựng trường đạt CQG, ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thị xã. Cụ thể, thị xã ưu tiên bố trí quỹ đất và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cho trường đạt chuẩn, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất có trọng điểm. Điều này giúp tiêu chí tưởng chừng rất khó thực hiện là “cơ sở vật chất” trở nên thuận lợi hơn”, bà Ngô Thị Ái Hương, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy chia sẻ.

Cũng từ sự quan tâm này, hiện cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn thị xã khá khang trang theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu dạy, học, giải trí... Mà như đánh giá của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, cơ sở vật chất của giáo dục Hương Thủy không thua kém trường học của một số tỉnh, thành lớn trên cả nước.

Theo bà Hương, sau nhiều năm nỗ lực xây dựng trường đạt CQG, các trường học đã có những chuyển biến tích cực trên các mặt: tổ chức quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên; chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác xã hội hóa giáo dục, công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... Bên cạnh đó, sự góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm, đơn cử như tài trợ xây 3 phòng học trường MN Thủy Lương cơ sở 2, 2 phòng học Trường MN Thủy Thanh… đã giúp hành trình xây dựng trường đạt CQG càng thêm thuận lợi.

Những quan tâm này đã tác động tích cực đến chất lượng giáo dục Hương Thủy thời gian qua khi tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt trên 98%, THPT đạt trên 99%; hạ tỷ lệ học sinh yếu kém dưới 5%. Ở những sân chơi cấp tỉnh, gần nhất là năm học 2020 – 2021, đội tuyển học sinh giỏi (HSG) THCS giành 45 giải, trong đó có 10 giải nhì, 13 giải ba, 22 khuyến khích tại kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh; 1 giải nhất, 1 giải ba cuộc thi KHKT cấp tỉnh; 2 giải nhì, 3 giải ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh; 3 giải nhì, 8 giải ba, 15 giải khuyến khích tại cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 cấp tỉnh; 12 học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Quốc học Huế; 9 HCV, 14 HCB, 18 HCĐ và giải khuyến khích toàn đoàn HKPĐ tỉnh…

Nâng cao chất lượng các tiêu chí

Thực tế, một số trường sau khi được công nhận đạt chuẩn có biểu hiện chủ quan, dẫn đến một số tiêu chí không được giữ vững. Để giữ chuẩn và nâng cao các tiêu chí đã đạt được, giai đoạn 2021 – 2025, công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được ngành giáo dục Hương Thủy thực hiện song song cùng những mục tiêu phấn đấu: tỷ lệ học sinh THCS xếp loại giỏi được duy trì hàng năm từ 26% trở lên; 100% các trường THCS tổ chức được đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp; đến năm 2025, tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên các cấp học đạt 100%; hằng năm, ngành giáo dục Hương Thủy được xếp tốp 3 toàn tỉnh trong lĩnh vực HSG và chất lượng giáo dục toàn diện…

Ngoài chú trọng trong chuyên môn, các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương gắn với tuyên truyền cho thế hệ trẻ truyền thống cách mạng, quê hương, dân tộc… cũng được đẩy mạnh thông qua những giờ ngoại khóa, những chuyến “về nguồn”, đến với các điểm di tích lịch sử, văn hóa, những địa danh in đậm dấu ấn truyền thống hiếu học của Thừa Thiên Huế nói chung, Hương Thủy nói riêng.

Cũng cần kể thêm một nét “chấm phá” trong hành trình xây dựng trường đạt CQG của giáo dục Hương Thủy. Kể từ khi phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được phát động, TX. Hương Thủy là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc thực hiện, thông qua các đợt ra quân đều đặn với đầy đủ các đơn vị, cơ quan, đoàn thể, cá nhân tham gia.

Xét về thời gian, việc xây dựng trường đạt CQG ra đời trước phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Và việc vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan trong và ngoài khuôn viên trường học là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trường có đạt chuẩn hay không. Cũng chính điều này, nên ngay thời điểm phong trào được phát động, tập thể cán bộ, giáo viên, NLĐ ngành giáo dục Hương Thủy không mấy “lạ lẫm”, ngược lại, tập thể này chính là một trong những đội ngũ sớm “biết việc” và tích cực nhất tham gia phong trào.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa vẻ đẹp áo dài
Lan tỏa vẻ đẹp áo dài

Ngày hội tôn vinh áo dài với chủ đề “Phụ nữ Hương Thuỷ khoe sắc cùng áo dài” diễn ra sáng 26/2 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin & Thể thao TX. Hương Thủy, thu hút hàng trăm nữ cán bộ, hội viên trên địa bàn tham dự

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.