Chủ Nhật, 18/08/2019 14:05

Phục hồi kinh tế không chỉ bằng chính sách tài chính

Lấy ý kiến về các giải pháp và chính sách của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới là nội dung hội thảo được Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 18/2.

Hội nghị lãnh đạo tài chính G20 thảo luận về các chiến lược thoát khỏi suy thoái do COVID-19Lần đầu tiên Canada áp dụng Đạo luật về các trường hợp khẩn cấp

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến góp ý

Hội thảo có sự tham vấn của lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức tín dụng… trên địa bàn.

Theo dự thảo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới năm 2022-2023 đã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi như hỗ trợ kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; thực hiện kịp thời và hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; khẩn trương xây dựng các chính sách mới của tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị tham dự đánh giá cao về những đề xuất trong xây dựng chính sách mà Sở Kế hoạch vầ Đầu tư đưa ra. Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách tài chính, tỉnh cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thủ tục hành chính, đất đai, xúc tiến đầu tư, kiến tạo thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tiềm lực về đầu tư tại Thừa Thiên Huế, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế-xã hội.

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp thu các ý kiến góp ý. Đồng thời chia sẻ, sở sẽ xây dựng kịch bản chi tiết cho từng chính sách và đánh giá hiệu quả cho từng chính sách cụ thể. Cùng với đó, sẽ tập trung tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với các sở ngành tập trung cải cách hành chính; xây dựng môi trường đầu tư công khai, minh bạch… góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.