Thứ Sáu, 23/08/2019 15:03

Giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Xem doanh nghiệp và nhà đầu tư là trung tâmXây dựng dự thảo hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt NamNgành gỗ hướng đến minh bạch từ nguồnGiám sát nhà máy xử lý rác thải mới bằng nhiều hình thứcKhai thác lợi thế so sánh khác biệt, đột phá để phát triểnĐưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng

Dự án Nhà máy Fukang Technology của Nhà đầu tư Foxconn Singapore Pte.,Ltd tại khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Thông tư này quy định về giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Thông tư được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài gồm: các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư và các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đầu tư; Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài đó là đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật; không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá; kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh; công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.

Thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là giám sát, đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài; kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thẩm quyền của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.

Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 1/3 của năm sau năm báo cáo; đồng thời, tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

Thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương; trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn…

Thông tư gồm 4 Chương, 24 Điều. Chương II quy định về giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài. Chương III quy định về đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2022 và thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo Tin tức TTXVN  

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Y tế cơ sở, y tế dự phòng - cánh tay nối dài trong phòng, chống dịch bệnh
Y tế cơ sở, y tế dự phòng - cánh tay nối dài trong phòng, chống dịch bệnh

Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội đề nghị tỉnh làm rõ nhiều vấn đề như, cơ chế thanh toán kinh phí để mua test kít; chính sách đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế,… đặc biệt, những kiến nghị của tỉnh cần cụ thể hơn để đoàn giám sát có cơ sở tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.