Thứ Bảy, 07/09/2019 16:48

Kiểm soát hộ nghèo qua mã định danh cá nhân là việc làm khẩn trương

Kiểm soát hộ nghèo qua mã định danh cá nhân là việc cần khẩn trương triển khai thực hiện, đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khi làm việc với Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Tỉnh ủy chiều 7/3.

Giảm nghèo bền vững khi nền tảng kinh tế ổn địnhTập trung mọi giải pháp để giảm nghèo bền vữngGiảm nghèo bền vững khi nền tảng kinh tế ổn địnhGiảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới là mục tiêu trụ cột của Nam ĐôngTập trung mọi giải pháp để giảm nghèo bền vữngHiệu quả từ các hoạt động nhân đạo

Cấp thẻ căn cước công dân - điều kiện thuận lợi để kiểm soát hộ nghèo qua mã định danh cá nhân

Tiêu chí hộ nghèo không đồng nhất

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, Tỉnh ủy quyết định sớm thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo. Quan điểm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy là phải giảm nghèo bền vững trong từng hộ gia đình.

Trao đổi tại buổi làm việc, bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, toàn tỉnh hiện có 16.006 hộ nghèo, 12.803 hộ cận nghèo. Đây là con số khá chính xác liên quan đến hộ nghèo. Đơn vị cũng đã quản lý được vị trí, địa chỉ hộ nghèo, cận nghèo. Việc rà soát con số hộ nghèo được thực hiện trên hệ thống phần mềm.

Tuy nhiên, tiêu chí hộ nghèo không đồng nhất với hộ khẩu quản lý của công an. Đây là vấn đề khó khăn, cần phải được phối hợp tháo gỡ trong việc chia sẻ, kết nối dữ liệu dân cư và an sinh xã hội.  

Đại tá Nguyễn Đình Thừa, Phó Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ, muốn kiểm soát hộ nghèo qua mã định danh cá nhân, chủ hộ đăng ký dữ liệu dân cư phải được thống nhất thì việc tìm kiếm dữ liệu mới không bị sai. Muốn vậy, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần cung cấp theo từng xã, phường, thị trấn, địa phương để công an làm sạch dữ liệu. Cái gì chưa trùng thì phải phối hợp điều chỉnh phù hợp. Sau khi làm sạch dữ liệu thì có sự kết nối giữa 2 đơn vị.

Với trách nhiệm là cơ quan chuyên trách, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Xuân Sơn đề xuất, các ngành đều có dữ liệu quản lý người dân, nhưng việc liên kết chưa thống nhất. Tất cả dữ liệu của các ngành quản lý phải chuyển về sở để dùng chung nhằm tối ưu hóa, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc kiểm soát hộ nghèo qua mã định danh cá nhân.

Ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, trước mắt, cần có sự rà soát, đồng bộ lại hộ nghèo. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thống nhất chuẩn dữ liệu để công an rà soát. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn hóa dữ liệu, từ đó công an đối soát lại để có sự liên kết. Khi đã chuẩn dữ liệu, bài toán công nghệ sẽ giúp thay đổi nhanh việc quản lý hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Đến 2024, toàn tỉnh giảm còn 2,2% hộ nghèo

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, mục tiêu đặt ra là, chúng ta cần quản lý hộ nghèo theo từng hộ gia đình. Phải nhận diện được từng hộ nghèo, hộ khẩu trong hộ gia đình nghèo, căn cước công dân hộ nghèo mới có những giải pháp giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Mỗi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải có trách nhiệm trong việc giảm nghèo bền vững. Các cấp, các ngành cũng phải chung tay, quyết tâm thực hiện bằng các việc làm cụ thể, thiết thực để giảm nghèo.

Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông phải nỗ lực, quyết tâm thực hiện quản lý hộ nghèo theo dữ liệu bằng việc phối hợp thật chặt chẽ, thường xuyên. Giảm nghèo bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Phấn đấu đến 2024, toàn tỉnh giảm còn 2,2% hộ nghèo. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sớm xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể cho từng đơn vị, địa phương để cùng nhau thực hiện.  

Địa phương nào khó khăn về hộ nghèo thì cần tập trung làm trước. Hạ dần tỷ lệ hộ nghèo chính là dần nâng cao mức sống người dân toàn tỉnh. “Chúng ta phải nhận diện được hộ nghèo bằng dữ liệu mới có giải pháp để giảm nghèo”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo.

Nghị quyết số 11 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đặt ra là, đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0 - 2,2%. Trong đó, khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,5%, khu vực miền núi giảm còn dưới 5%; khu vực thành thị (gồm các phường, thị trấn) không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo không có khả năng lao động); các xã có tỷ lệ nghèo cao trên 25% giảm bình quân từ 3,5 - 4,0%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; không có hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng. Tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo giảm thấp hơn tỷ lệ hộ cận nghèo chung của cả nước.

Bài, ảnh: Anh Phong   

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” tặng hộ nghèo huyện Nam Đông
Khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” tặng hộ nghèo huyện Nam Đông

Sáng 21/2, Cục CSGT Bộ Công an, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với công an địa phương và cấp ủy, chính quyền ở cơ sở tổ chức lễ khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” tặng 2 hộ gia đình diện chính sách khó khăn về nhà ở của huyện Nam Đông.