Thứ Hai, 23/09/2019 21:53

Hợp tác phát triển di sản văn hóa

Ngày 23/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có buổi làm việc với đoàn Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc.

Mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóaCHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản HuếChia sẻ kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị di sản

Việc hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc sẽ góp phần phát triển di sản văn hóa Huế. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Hai bên đã trao đổi về chương trình hợp tác nhằm thực hiện nghiên cứu về các di sản văn hóa kỹ thuật số cần thiết để quy hoạch một bảo tàng kỹ thuật số trong khuôn khổ dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh ở Việt Nam”; Chia sẻ thông tin và đề xuất lựa chọn chủ đề, nội dung cho các triển lãm. Các chủ đề được lựa chọn thể hiện dưới dạng nội dung số cho triển lãm “Di sản Huế” và “Văn hóa Huế”, bao gồm các di sản thế giới: di sản vật thể, phi vật thể, tư liệu được UNESCO công nhận; trang phục truyền thống, ẩm thực và lễ hội truyền thống…

Hai bên cùng đại diện lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh cũng đề xuất kế hoạch hợp tác chung về công nghệ thông tin và công nghệ văn hóa cho sự phát triển của di sản văn hóa Huế và thành phố Huế trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 12/12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường cao học Công nghệ Văn hóa, Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc đã trao đổi thống nhất và ký kết bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác và quan hệ hữu nghị, phối hợp thực hiện các nghiên cứu chung của dịch vụ quản lý dự án dành cho dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh ở Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.

* Cùng ngày, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường tiểu học Thuận Thành, TP. Huế tổ chức chương trình “Di sản với học đường”.

160 em học sinh của Trường tiểu học Thuận Thành đã đến tham quan Đại Nội, được nghe giới thiệu về lịch sử triều Nguyễn cũng như giá trị, đặc trưng văn hóa, lịch sử của những công trình kiến trúc quan trọng tại đây. Ngoài ra, các em còn được tham gia các trò chơi đố vui có thưởng liên quan đến kiến thức lịch sử, văn hóa di sản; thưởng thức Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Huế tại Nhà hát Duyệt Thị Đường...

Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh
Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh

Ngày 25/2, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh, TP. Huế phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) tổ chức chương trình Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh và học sinh các khối 8,9.

Giữ chữ cho em
Giữ chữ cho em

Thống kê sơ bộ, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 30 học sinh nghỉ học sau Tết.