Thứ Hai, 02/12/2019 15:05

Tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Ngày 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiGiám sát tốt thị trường chứng khoán, kiểm soát việc thổi giá đất, tạo niềm tin của nhân dânNgày 1/6, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiCần những giải pháp để đưa luật đi vào cuộc sốngKhông được cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc caNgày 31/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận một số dự án luật quan trọng

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Hải Nam – ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh nêu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Trong phiên thảo luận này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình làm rõ 3 nhóm vấn đề mà đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm.

Tham gia thảo luận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Hải Nam – ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình, đánh giá cao báo cáo về kinh tế xã hội của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

ĐBQH Nguyễn Hải Nam cho biết, vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, đạt quy mô 1,2 triệu tỉ đồng, tương đương 17% GDP. Thị trường TPDN có tác dụng làm giảm áp lực đối với các kênh tín dụng của ngân hàng nhà nước, góp phần tài trợ vốn cho phát triển kinh tế. Thị trường trái phiếu nói riêng cũng như thị trường chứng khoán nói chung đạt được vốn hóa thị trường là 120% GDP, đạt chỉ tiêu Chính phủ đề ra.

Mặc dù vậy, theo ĐBQH Nguyễn Hải Nam, trên thị trường thời gian qua có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng theo quy định của pháp luật, gây nhiều lo ngại về rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương. “Điều này gây mất cân đối với nền kinh tế khi dòng vốn đi lệch vào những thị trường rủi ro, có tính đầu cơ cao thay vì đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế để phát triển kinh tế - xã hội…; có thể gây ra mất thanh khoản lớn, mang tính hế thống cho  thị trường TPDN, gây bất ổn kinh tế”, đại biểu Nguyễn Hải Nam nhấn mạnh.

Về nguyên nhân, đại biểu Nguyễn Hải Nam cho rằng, doanh nghiệp phát hành đã chủ động tạo ra các hợp đồng, hợp tác đầu tư gián tiếp mục đích là lách luật, huy động vốn TPDN với lãi suất cao khi không có tài sản bảo đảm, tỉ lệ dư nợ  trái phiếu trên vốn chủ sở hữu cao; các tổ chức, dịch vụ trung gian tiếp tay cho doanh nghiệp phát hành như, tổ chức phân phối, tổ chức định giá đã có hành vi lôi kéo, xúi giục người dân – những người bản chất không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng tham gia mua TPDN riêng lẻ, gây rủi ro cho đối tượng này; nhà đầu tư cá nhân bị hấp dẫn bởi lãi suất cao, nhưng không cân nhắc đầy đủ những rủi ro của trái phiếu đã mua hoặc nhà đầu tư cá nhân mua TPDN khi các định chế tài chính lớn đã mua và phân phối lại…

ĐBQH Nguyễn Hải Nam cũng đánh giá cao những biện pháp quản lý thị trường TPDN của Bộ Tài chính và các bộ, ngành khi Bộ Tài chính đã có 5 lần cảnh báo rủi ro về thị trường TPDN.  

Và từ những phân tích trên, vị đại biểu này đề xuất 4 giải pháp. Đó là cần tổ chức giao dịch TPDN riêng lẻ theo hình thức giao dịch tập trung để tăng cường công khai, minh bạch cũng như tăng cường quản lý, giám sát chặt thị trường. Đối với những tổ chức phân phối, chào bán TPDN cần giám sát chặt chẽ hơn để tránh những hành vi có tính chất lôi kéo, xúi giục người dân mua trái phiếu mang tính rủi ro cao. Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ chuyên nghiệp cũng cần giám sát năng lực về vốn, trình độ quản lý rủi ro về đầu tư tài chính. Riêng với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng cần có biện pháp tối thiểu để kiểm soát quy mô dư nợ trên vốn chủ; kiểm soát chế độ báo cáo, công bố thông tin cần thiết để đảm bảo vẫn phát triển mạnh mẽ kênh trái phiếu doanh nghiệp này là kênh dẫn vốn quan trọng, giảm thiểu rủi ro.

Thọ Trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương
Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương

Hội Phản ứng nhanh (PUN) 75 Huế đã có những tháng ngày xông pha chống dịch đầy hiểm nguy, song rất đáng tự hào. Bước sang tuổi thứ hai, những con người luôn mang tinh thần xung kích tình nguyện ấy vẫn sẵn sàng “đáp lời” khi cộng đồng cần…

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.