Thứ Năm, 05/12/2019 12:25

Cùng hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa vì "Chỉ một trái đất"

Sáng 5/6, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) cùng Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) và Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức sự kiện truyền thông “Chỉ một Trái đất”- chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm 2022.

Thanh niên chung tay làm sạch biểnGiữ xanh cho HuếKhai trương dự án xe đạp chia sẻ cộng đồng

Học sinh, sinh viên gom rác đổi lấy quà tại sự kiện 

Hoạt động được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở Miền Trung Việt Nam” (TVA) do WWF-Nauy tài trợ và WWF-Việt Nam triển khai thực hiện với sự đồng hành của UBND thành phố Huế.

Sự kiện truyền thông diễn ra tại Trung tâm Thông tin Môi trường - HEPCO (46 Trần Phú, TP.Huế) với một chuỗi 7 hoạt động, như biến cũ thành mới các vật dụng cá nhân, đồ dùng bằng hoạt động “vẽ trang trí sáng tạo”, “làm sản phẩm thủ công từ rác thải nhựa”, tăng tỷ lệ thu hồi và tái chế rác thải bằng cách “đổi rác lấy quà”, “chế tác giấy từ rơm”, “làm enzyme"...

Dịp này, người dân, các học sinh và sinh viên đến tham quan tại HEPCO để tìm hiểu và được hướng dẫn phân loại rác tại nguồn; được nghe tuyên truyền về tác động của ô nhiễm rác thải nhựa tới môi trường và sức khỏe con người.

Các mô hình xử lý rác hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa và những thực hành xanh của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế, Khoa Môi trường - Trường đại học Khoa học, Đại học Huế được trình diễn tại sự kiện đã lan tỏa thông điệp “Sống hài hòa với thiên nhiên”, “Tiêu dùng xanh cho hành tinh xanh” và “Hành động hôm nay, tương lai ngày mai”.

HEPCO phối hợp với Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO) đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về “rác là một nguồn tài nguyên quý giá” thông qua hoạt động “Đổi rác lấy quà”, giúp thu gom hơn 30kg kim loại, hơn 200kg giấy tái chế và hơn 50kg nhựa...

Chia sẻ tại sự kiện này, ông Đặng Phước Bình, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho rằng, trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, là không gian cho sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên, nơi có nguồn tài nguyên hữu hạn mà nhân loại phải bảo vệ, gìn giữ. Nhân Ngày Môi trường Thế giới năm 2022, ông Đặng Phước Bình kêu gọi cộng đồng, đối tác, các bên liên quan cùng hành động để bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa và đưa thành phố Huế trở thành một “Đô thị giảm nhựa”, giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra khỏi môi trường vào năm 2024 và đến năm 2030, không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên.

Clip sự kiện truyền thông "Chỉ một Trái đất" sáng 5/6 tại HEPCO

Tin, ảnh, clip: Song Minh

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.