Thứ Sáu, 27/12/2019 05:42

100 món ăn đường phố hội tụ

Trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế 2022, tối 26/6, tại tuyến đường đi bộ dọc sông Hương, phía sau Học viện Âm nhạc Huế diễn ra khai mạc lễ hội “100 món ẩm thực đường phố”.

Vai trò gia đình trong phát huy ẩm thực truyền thốngLan tỏa thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực”Chuỗi 8 ngày đêm thưởng thức ẩm thực chờ đợi du khách11 đội thi tranh tài tại Hội thi "Ẩm thực Quảng Điền"80 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Thương mại-dịch vụ ẩm thực Quảng ĐiềnThi viết về “Huế - Kinh đô ẩm thực”

Bấm nút khai mạc lễ hội

Đến dự lễ hội có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy,  Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 - Nguyễn Thanh Bình; Bí thư Thành ủy TP. Huế - Phan Thiên Định.

Lễ hội quy tụ 100 món ẩm thực từ các vùng quê, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, như bánh canh Nam phổ Mệ Dư, bánh khoái cá kình làng Chuồn, cơm hến, chè Huế; các món ăn đường phố thường gặp như thịt nướng, thức ăn nhanh, bánh mỳ… Với sự tham gia chế biến của các nhà hàng, quán ăn, người dân đến từ các vùng quê của các huyện, Nam Đông, A Lưới, xã Hương Cần; các vùng Truồi, phá Tam Giang, cầu ngói Thanh Toàn…

Những món ăn mang đậm chất làng quê hấp dẫn, được bố trí sắp xếp hài hòa với các thực đơn ẩm thực được chế biến công phu, trình bày nghệ thuật của các nghệ nhân, đầu bếp của các nhà hàng, khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn TP. Huế, tạo nên một khu ẩm thực 100 món hội tụ đa sắc màu, đa hương thơm bên dòng Hương thơ mộng.

Bên cạnh các thực đơn ẩm thực đường phố đặc sắc, còn có các chương trình quảng diễn, trình bày, cắt tỉa, chế biến các món ẩm thực của các nghệ nhân nổi tiếng; các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ trình bày cách làm các loại bánh pháp lam, bánh in phục linh, bánh tằm, các món quà lưu niệm đặc trưng của Huế,... tạo nên một không gian sinh động, phục vụ du khách thưởng lãm và trải nghiệm.

Ngoài ra, còn có chương trình âm nhạc đường phố, với những khúc ca, bản nhạc mang âm hưởng đồng quê đến các vũ khúc hiện đại được biễu diễn hàng đêm  phục vụ công chúng, từ 19h30 đến 20h30.

Lễ hội kéo dài đến hết ngày 30/6. Thời gian mở cửa phục vụ du khách từ 16h30 đến 21h30 hàng ngày.

Những hình ảnh đặc sắc tại lễ hội:

Chương trình nghệ thuật đặc sắc gửi đến công chúng và thực khách khi đến với lễ hội

Các gian hàng chật kín thực khách

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trò chuyện với các nghệ nhân bên mâm cơm chay thuần Huế

Trình diễn kỹ thuật cắt tỉa món ăn độc đáo

Gà nướng A Lưới đắt khách 

Bánh khoái cà kình nổi tiếng làng Chuồn cùng góp mặt

Đến với lễ hội còn là dịp để người dân Cố đô quảng bá hình ảnh Huế thân thiện và mến khách

Đức Quang (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.