Thứ Năm, 09/01/2020 12:51

Cảnh giác với biến chứng cúm mùa ở trẻ

Hiện nay, cùng với COVID-19, một số bệnh truyền nhiễm cũng đang xuất hiện và có dấu hiệu tăng, trong đó có cúm mùa, nhất là cúm A. Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em, bệnh cũng dễ diễn biến nặng ở trẻ.

Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉBảo đảm sức khỏe cho học sinh thời điểm giao mùaTiêm phòng cúm mùa cho ít nhất 90% nhân viên y tế

Điều trị cho trẻ mắc cúm. Ảnh: BV

BS. Lê Trương Tuyết Minh, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, hoặc khi chuyển mùa. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Theo đó, trẻ thường bị lây nhiễm cúm khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cúm mùa hoặc sống tại khu vực có bệnh cúm lưu hành.

Theo BS. Lê Trương Tuyết Minh, biểu hiện của cúm thường xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm 1- 4 ngày; với triệu chứng như: Sốt (thường trên 38 độ C), đau đầu, đau nhức cơ toàn thân, ăn không ngon, mệt mỏi và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.

Nhiều trường hợp mắc cúm biến chứng nặng với các biểu hiện tổn thương ở phổi, suy hô hấp trên lâm sàng (thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm, PaO2 giảm); hoặc các triệu chứng thứ phát như: Viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Ở nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền cũng có thể bị nặng lên như: Bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu…

Nhóm trẻ có nguy cơ cao biến chứng cúm nặng là: Trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 2 tuổi; trẻ mắc bệnh mãn tính như: Chậm phát triển trí tuệ hoặc vận động, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan; trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì nặng; suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.

Bác sĩ cũng lưu ý, trong điều trị cúm mùa, khi nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải cách ly y tế người bệnh và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Người mắc cúm cần được nhanh chóng đánh giá tình trạng và phân loại mức độ bệnh. Với các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp điều trị tích cực và điều trị căn nguyên. Một số trường hợp cần được dùng thuốc kháng virus, dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như:

-Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

-Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng phòng bệnh.

- Đặc biệt, hiện đã có vaccine phòng bệnh cúm mùa, người dân cần tiêm vaccine để tăng cường miễn dịch, phòng chống cúm hiệu quả.

Theo baotintuc.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.

Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Sáng 24/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu kết quả đề tài KHCN cấp cơ sở "Phân lập chủng xạ khuẩn đặc hiệu làm chế phẩm sinh học để hạn chế bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm thẻ chân trắng tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện và được Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ.