Thứ Tư, 29/01/2020 20:02

Kết nối chuyển đổi kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp

Chiều 29/7, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế phối hợp với Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình kết nối chuyển đổi kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp.

Quản lý năng suất gắn với phát triển kinh tế tuần hoànXây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệpThúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn

Chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp về các giải pháp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn

Đây cũng là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình tăng cường năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp Việt Nam được đồng hành bởi Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam.

Chương trình gồm các hoạt động trưng bày và kết nối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, chia sẻ kế hoạch và thực tế khó khăn khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế.

Hơn 20 đơn vị gặp gỡ và lắng nghe các chuyên gia chia sẻ, tư vấn về các giải pháp bao bì thân thiện môi trường, cải tiến quy trình sản xuất xanh bằng công nghệ mới, thúc đẩy truyền thông, chuẩn hóa mô hình kinh doanh xanh và mở rộng đầu ra thị trường.

5 nhóm chuyên gia được mời đến chính là 5 nhóm doanh nghiệp, đơn vị cung cấp giải pháp cho các khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, theo kết quả khảo sát từ hơn 30 doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp miền Trung diễn ra cuối tháng 6 tại Huế.

Sự kiện lần này là cơ hội để doanh nghiệp địa phương kết nối với các chuyên gia, đối tác. Từ đó, có nhiều kết nối sâu để bắt tay triển khai nhằm chuyển đổi mô hình sang kinh tế tuần hoàn thành công.

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.