Thứ Hai, 24/02/2020 15:25

Qua Pháp tìm hiểu về vua Hàm Nghi

Đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế đang có chuyến công tác tại Pháp nhằm tìm hiểu về triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi, kết hợp tìm kiếm các tư liệu lịch sử liên quan tại Pháp.

Vua Hàm Nghi, hoạ sĩ thực thụ ở xứ trời TâySẽ có thêm nhiều thông tin mới về vua Hàm NghiBa nhánh hậu duệ của vua Hàm Nghi

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao tặng quà lưu niệm tới Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng. Ảnh: TTBTDTCĐ cung cấp

Ngày 24/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đoàn công tác này gồm ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và ông Nguyễn Huy Thái, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.

Đoàn có buổi làm việc tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã tiếp đoàn. Cùng dự có Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO và các cán bộ Đại sứ quán.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng cho biết hiện nay ở Pháp còn lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật lịch sử, đặc biệt liên quan đến Triều Nguyễn tại một số bảo tàng như Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Cernuschi, Bảo tàng Guimet, Bảo tàng Quai Branly, Trường Viễn Đông Bác cổ….

Đại sứ khẳng định sẵn sàng hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối với các bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và chuyên gia bảo tồn để tìm kiếm nguồn tư liệu lịch sử Thừa Thiên Huế quan tâm, cũng như thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác Pháp, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong chuyến công tác tới tỉnh vừa qua.

Đại sứ cũng nhấn mạnh những thành tựu và triển vọng thúc đẩy hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và UNESCO, bày tỏ sự quan tâm tới chương trình trao đổi sắp tới giữa UNESCO và Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cảm ơn sự hỗ trợ của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp đối với công tác tìm kiếm tư liệu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô những năm vừa qua. Đây là lần đầu tiên Thừa Thiên Huế cử một đoàn công tác đi Pháp với mục đích tìm kiếm, kết nối thông tin về di sản, về vua Hàm Nghi, về bảo tồn di sản theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Đồng thời khẳng định Thừa Thiên Huế đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác Pháp và quốc tế như Trường Viễn Đông Bác cổ, UNESCO, một số chuyên gia Pháp như nhà nghiên cứu lịch sử Amandine Dabat, chắt của Vua Hàm Nghi trong công tác tìm kiếm hiện vật, tư liệu lịch sử về Việt Nam. Thừa Thiên Huế cũng sẽ thúc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với Pháp trong năm 2023 để tổ chức Hội thảo quốc gia nhằm kỷ niệm 100 năm ngày mất của Vua Hàm Nghi hay phối hợp với UNESCO kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản thế giới.

Đoàn tham quan các không gian, bảo tàng trong quá trình làm việc tại Pháp. Ảnh: TTBTDTCĐ cung cấp

Sau đó, đoàn thăm và làm việc với Bảo tàng Cernuschi - Paris. Bà Anne Fort - Giám đốc, Chuyên gia bảo tồn - phụ trách các bộ sưu tập Việt Nam và Trung Á tiếp đoàn. Bà Anne Fort đã giới thiệu với đoàn các mục lục, sách catalogue về các bộ sưu tập của Bảo tàng về Việt Nam cũng như nguồn tư liệu về Triều Nguyễn - Việt Nam. Ngoài ra, trực tiếp hướng dẫn, giải thích về các bộ sưu tập của Châu Á tại Bảo tàng và giới thiệu các bộ sưu tập trưng bày của Việt Nam về khảo cổ học, gốm sứ, tranh...

Đặc biệt, đoàn đã được xem tác phẩm điêu khắc gốc “Phụ nữ cầm hoa hồng” vừa được phục chế thuộc bộ sưu tập của vua Hàm Nghi. Được biết, bảo tàng có 5 tác phẩm của vua Hàm Nghi và đã cho Bảo tàng nghệ thuật châu Á Nice mượn 4 để triển lãm, hiện có 1 tác phẩm đang bảo quản riêng kho lưu trữ.

Đoàn đã đề nghị cho phép sử dụng các dữ liệu điện tử từ các Bộ sưu tầm bảo quản về Việt Nam: về Vua Hàm Nghi, Cung đình Huế và các nghệ sỹ gốc Việt Nam (họa sỹ Lê Bá Đảng). Đồng thời hai bên đã trao đổi các định hướng hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Cernuschi trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Pháp, đoàn công tác có kế hoạch làm việc tại Trường Viễn Đông Bác cổ, Bảo tàng Guimet - bảo tàng quốc gia nghệ thuật châu Á, cũng như gặp gỡ và trao đổi với bà Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Đoàn sẽ tìm hiểu, trao đổi định hướng hợp tác về tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan đến triều đình nhà Nguyễn, công trình kiến trúc Thái Miếu, Điện Cần Chánh, Điện Kiến Trung, Văn Miếu, cũng như thỏa thuận hợp tác văn hóa trong lĩnh vực xuất bản và tư liệu số.

N. MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế
Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế

Khởi công ngày 11/2/2022, dự kiến hoạt động vào nửa cuối năm tài chính 2024, Trung tâm Thương mại (TTTM) Aoen Mall Huế (khu đất TM-DV7 thuộc khu A – Đô thị mới An Vân Dương (P. An Đông, TP. Huế) hứa hẹn có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.