Thứ Ba, 05/05/2020 10:32

Hỗ trợ HueCIT trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại Huế

Đó là khẳng định của đại diện Tập đoàn Aptech Ấn Độ tại buổi đến thăm và làm việc với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh - HueCIT mới đây.

Trao đổi giữa đại diện tập đoàn Aptech Ấn Độ và HueCIT tại buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc, về phía đại diện Tập đoàn Aptech Ấn Độ có ông Kallol Mukherjee, Phó Chủ tịch phụ trách đối tác quốc tế; bà Lê Hữu Trâm Anh, Quản lý phát triển kinh doanh, đại diện Aptech tại Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo HueCIT và các chuyên viên của Trung tâm.

Chuyến thăm và làm việc của Tập đoàn Aptech Ấn Độ tại HueCIT nhằm trao đổi những ý kiến, đề xuất của Trung tâm về việc cải tiến, hoàn chỉnh thêm một số nội dung chương trình đào tạo, để phù hợp hơn với nhu cầu học tập, đào tạo trên địa bàn tỉnh và góp phần tăng khả năng ứng dụng, kết nối việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp.

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Aptech Ấn Độ bày tỏ sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm trong quá trình chiêu sinh, đào tạo và phát triển chương trình Lập trình viên Aptech, Mỹ thuật đa phương tiện Arena tại Huế, đặc biệt trong công tác truyền thông, cử chuyên gia quốc tế về đào tạo tại Huế... góp phần nâng cao chất lượng đào tạo với định hướng phát triển 10.000 nhân lực Công nghệ thông tin chất lượng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Ông Kallol Mukherjee cho rằng, cùng với nội dung đào tạo chất lượng được chuyển giao từ Aptech Ấn Độ, sự tích cực của HueCIT và đặc biệt là định hướng phát triển CNTT của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó mục tiêu phát triển 10.000 nhân lực CNTT đến năm 2025 chính là cơ hội để Huế bứt phá trong hoạt động đào tạo trong lĩnh vực CNTT.

Sau buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Aptech Ấn Độ đã dành thời gian tham quan phòng ốc đào tạo và địa điểm của dự án Tòa nhà HueCIT xây dựng tại Khu đô thị mới An Vân Dương với diện tích 1,1 ha. Ông Kallol Mukherjee bày tỏ niềm vui khi học viên được học với cơ sở vật chất hạ tầng khang trang và hiện đại. “Dự án Tòa nhà HueCIT với quy mô lớn đầy tiềm năng và chất lượng đào tạo của Trung tâm sẽ sớm được khởi công, tạo đà cho bước phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh và Aptech sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Aptech, Arena Huế phát triển hơn nữa trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch phụ trách đối tác quốc tế của Tập đoàn Aptech Ấn Độ nói.

HueCIT được Tập đoàn Aptech Ấn Độ chuyển giao lại bản quyền Chương trình đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech từ năm 2001, đến nay đã có hơn 21 năm đào tạo và phát triển. Học viên các khóa Lập trình viên quốc tế Aptech tại HueCIT hầu hết ra trường đều có chuyên môn giỏi và có việc làm đúng nghề.

Từ những kiến thức, chuyên môn đạt tiêu chuẩn quốc tế của chương trình đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech, HueCIT tiếp tục mua lại bản quyền Chương trình đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena từ Aptech Ấn Độ, mở ra cơ hội cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, học tập với chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế và thêm cơ hội lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 

Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật
Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật

Ngày 17/2, Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người mù thuộc Hội người mù tỉnh phối hợp với Ban chấp hành Hội người mù huyện Phong Điền tổ chức lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn cho 15 học viên là người mù và người khuyết tật.

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin
Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin

Đó là câu chuyện của Lê Ngọc Hoàng, 22 tuổi, hiện là sinh viên khóa 43 ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoàng còn được biết đến là một sinh viên giỏi với nhiều thành tích đáng nể.

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân
Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân

Từ các lớp đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật sản xuất do Trung tâm Hỗ trợ nông dân (TTHTND) thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức, nhiều nông dân biết cách làm ăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.