Thứ Tư, 17/06/2020 14:21

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ HuếTạo cơ hội để phụ nữ đóng góp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa HuếHiệu quả trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thểPhước Tích & câu chuyện du lịch xanhGắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hộiPhối hợp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội thảo. Ảnh: M.T

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chia sẻ những khó khăn này tại Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề: “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Bắc Ninh tổ chức, diễn ra ngày 17/12 tại Bắc Ninh.

Từ “cứu nguy khẩn cấp” sang “ổn định và phát triển bền vững”

Trong tham luận của mình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã tập trung vào vấn đề chính sách và nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Bình, Thừa Thiên Huế vùng đất từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn, rồi kinh đô của 2 triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn, với 7 di sản được UNESCO vinh danh di sản thế giới, gồm Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ. Ngoài ra, có rất nhiều di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

“Trong suốt thời gian qua, tỉnh đã tập trung các giải pháp để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống Huế. Đến nay, diện mạo Quần thể Di tích Cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp” để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững” với gần 200 công trình và hạng mục công trình được tu bổ, phục hồi, tôn tạo”, Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thanh Bình cho hay.

Đồng thời, tỉnh đã di dời hơn 1.800 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ di tích. Công tác điều tra, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng. Ngoài ra, xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”. Festival Huế với quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế được tổ chức thành công đã góp phần khẳng định vị trí về chính trị, văn hóa và du lịch, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế.

“Những kết quả đó góp phần khẳng định Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, điểm đến an toàn thân thiện và đặc sắc của du lịch Việt Nam”, ông Bình nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay trong chuyến thăm Hoàng cung Huế

Để có được những thành công đó, theo Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thanh Bình nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội và sự nỗ lực của địa phương trong ban hành và triển khai các cơ chế chính sách gắn liền nguồn lực hiệu quả.

Trong đó có thể kể đến cơ chế chính sách đặc thù “theo Nghị quyết 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021” của Quốc hội. Cơ chế này cho phép giữ lại toàn bộ phí thu tham quan di tích để thực hiện việc đầu tư trùng tu di tích. Ngoài ra, thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế, giúp có thể huy động các nguồn lực từ ngân sách qua sự hỗ trợ của các địa phương, từ các cá nhân, tổ chức… cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế.

Về phía tỉnh, cũng có chính sách “Hỗ trợ đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế” với tổng kinh phí gần 270 tỷ đồng. Hiện nay, việc tu trùng các di tích này được các cơ quan, ban, ngành, địa phương và đơn vị trực tiếp quản lý di tích bám sát nội dung để thực hiện.

Bên cạnh đó, còn xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh với các nội dung chủ yếu như hỗ trợ giá thuê cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động bảo tàng ngoài công lập, hỗ trợ hoạt động trưng bày, triển lãm, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ quảng bá hình ảnh.

Ngoài ra, còn có một số chính sách khác như bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản… đang được triển khai một cách hiệu quả, đạt nhiều kết quả tốt. “Có thể nói các cơ chế, chính sách ban hành đã tạo hành lang pháp lý hiệu quả, cũng như tạo nguồn lực tốt để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản và văn hóa truyền thống Huế”, ông Bình khẳng định.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Di sản và mong hỗ trợ bố trí kinh phí

Trao đổi tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn. Những khó khăn này tập trung vào lập quy hoạch, khoanh vùng di tích; nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích; huy động các nguồn lực để thực hiện công tác hồi hương các cổ vật.

Chiếc mũ quan văn chánh nhất phẩm được một doanh nghiệp đấu giá từ Tây Ban Nha tặng cho tỉnh hiện trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Theo ông Bình, khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, đã quy định khu vực bảo vệ di tích gồm 2 khu vực, những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. Nghĩa là hồ sơ di tích có 3 khu vực khoanh vùng bảo vệ phải lập lại hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích để phù hợp với quy định mới. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện, dẫn tới gây khó khăn cho việc hoàn chỉnh hồ sơ khoanh vùng bảo vệ Quần thể di tích Cố đô Huế. Điều này kéo theo khó khăn cho công tác kêu gọi nguồn lực đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch gắn liền với các di tích nhằm phát huy giá trị của các di tích.

Về nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế các di tích cần chống xuống cấp kịp thời. Trong khi đó hệ thống di tích phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh do thời tiết khắc nghiệt và nhiều yếu tố tác động nên rất nhiều di tích bị xuống cấp cần được trùng tu.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa để thực hiện tu bổ, phục hồi di tích trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn vì đòi hỏi nguồn lực lớn.

Từ những khó khăn, bất cập đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng kiến nghị tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa để khắc phục sự chồng chéo, vướng mắc trong vấn đề khoanh vùng bảo vệ đối với các di tích đã được lập theo các quy định trước khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực thi hành.

Tiếp đó, bố trí nguồn vốn triển khai Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa Việt Nam và Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam. Đặc biệt xem xét xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng và phát triển văn hóa.

Ngoài ra, các bộ ngành Trung ương xem xét, tiếp tục hỗ trợ bố trí kinh phí để thực hiện hoàn thành dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực di tích Kinh thành Huế cũng như cho phép thí điểm mô hình xã hội hóa một số điểm di tích…

NHẬT MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.