Thứ Tư, 04/12/2013 06:12

Singapore, Ấn Độ: Tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất châu Á tối qua (3/6), Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước Ấn Độ và Singapore đều cho rằng, các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế, theo tin từ CNA.

Đối thoại Shangri-La 2016: Cần xem xét nghiêm túc vấn đề Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (trái) và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen ngày 3/6/2016. Ảnh: Facebook của Bộ trưởng Ng Eng Hen

Những tranh chấp Biển Đông đang diễn ra hiện nay là một trong những chủ đề thống lĩnh Đối thoại Shangri-La 2016 vừa khai mạc tối qua (3/6) ở Singapore, trong đó Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang đưa ra những yêu sách về lãnh thổ chồng chéo.

Phát biểu với báo chí sau cuộc đối thoại đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Singapore-Ấn Độ, các Bộ trưởng nhấn mạnh thêm rằng cần phải có tự do hàng hải khi nói đến vùng biển quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết vẫn giữ nguyên lập trường của mình về tranh chấp Biển Đông - rằng các nước liên quan phải giải quyết tranh chấp thông qua thảo luận và không phải thông qua những hành động mạnh mẽ. Ông cũng cho biết Ấn Độ sẽ kết nối với từng nước ở phía đông thông qua "Chính sách Hành động Hướng Đông" của mình. "Chúng tôi đã quyết định trở thành một phần của ASEAN-Plus (ASEAN+) trong các vấn đề và các mối quan tâm của khu vực này", Bộ trưởng Parrikar khẳng định.

Phát biểu tại Singapore trước cuộc họp của hội nghị thượng đỉnh, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain bày tỏ lo ngại về những hậu quả nếu Trung Quốc bác bỏ phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài LHQ về các tranh chấp hiện nay.

Ông nói: "Lựa chọn đối với Trung Quốc là cách nước này sử dụng quyền lực và vị thế ngày càng tăng của mình như thế nào. Trung Quốc có thể tiếp tục ép buộc và đe dọa các nước láng giềng và đơn phương thực thi chủ quyền lãnh thổ... Cũng giống như với khu vực Đông Nam Á, các quyết định của trọng tài sắp tới sẽ là một thử thách đối với Trung Quốc. Trung Quốc không nên xem quyết định này như một đề nghị, mà phải như một điều luật mà Trung Quốc phải thừa nhận, tôn trọng và gìn giữ. Các nước trong khu vực và thế giới sẽ theo dõi sự lựa chọn mà Trung Quốc sẽ tiến hành".

Phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại năm nay dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và phái đoàn Trung Quốc được dẫn đầu bởi Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội, Đô đốc Tôn Kiến Quốc - người cũng đã tham dự sự kiện này hồi năm ngoái.

"Một thế giới, một vận mệnh"

Theo CNA, một chủ đề lớn khác có khả năng sẽ thu hút nhiều sự quan tâm là vấn đề khủng bố, khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đạt được một chỗ đứng ở miền Nam Philippines, tạo thành một cơ sở nơi mà nó có thể tiến hành các cuộc tấn công ở các nước xung quanh khu vực. Do đó, làm thế nào để khu vực có thể sử dụng nguồn lực của mình nhằm đối phó mối đe dọa này là điều mà các Bộ trưởng Quốc phòng cần thảo luận.

Trong bài phát biểu bắt đầu hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhấn mạnh rằng sự an toàn của tất cả các nước và khu vực đều được kết nối với nhau.

"Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa không biên giới, vì những tiến bộ trong giao thông vận tải và công nghệ có thể kết nối chúng ta trong vài giây và điều này có thể gây ra các cuộc khủng hoảng nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều cơ hội", ông nói. "Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày càng mang tính xuyên quốc gia, vì vậy từ nay, chúng ta phải thật sự chia sẻ, không chỉ những điều tốt đẹp, mà cả những thách thức và khổ đau", "và vì điều này, cộng đồng quốc tế đang dần chuyển từ nhận thức của "một quốc gia, một vận mệnh" trở thành "một thế giới, một vận mệnh". Do đó tất cả các nước phải cùng nhau xem xét cách thức để giải quyết những vấn đề và thách thức để hướng tới lợi ích công bằng, nhằm tăng cường lòng tin và năng lực lẫn nhau", ông nói thêm.

Các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, quản lý sự cạnh tranh quân sự và những thách thức an ninh từ tình trạng di cư bất hợp pháp cũng sẽ được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày năm nay.

Quan hệ quốc phòng Singapore - Ấn Độ

Bên cạnh các chủ đề trên, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen của Singapore cho biết, Ấn Độ và Singapore sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ quốc phòng 2 nước. Hiện nay, giữa 2 bên đã có thỏa thuận cho phép lực lượng không quân và quân đội của Singapore được đào tạo tại Ấn Độ.

Tiến sĩ Ng lưu ý rằng, cả hai nước sẽ cùng làm việc nhằm làm mới những thỏa thuận này lần lượt vào năm 2017 và 2018. Ông nói thêm rằng hai nước cũng sẽ đẩy mạnh quy mô và sự phức tạp trong các bài tập quân sự song phương, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Ấn Độ.

"Không cần ai phải thuyết phục về việc Ấn Độ có cả nhu cầu và khả năng", ông nói. "Và Singapore nhận thức rất sâu sắc được sức mạnh của Ấn Độ về mặt công nghệ, đặc biệt là về IT (công nghệ thông tin) và các khía cạnh khác. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng về sự hợp tác quốc phòng giữa 2 nước".

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.