Thứ Bảy, 07/12/2013 14:34

LHQ kêu gọi hành động chung trước thềm Hội nghị cấp cao về chấm dứt đại dịch AIDS

Sau nhiều nỗ lực đã được thực hiện trong vài năm qua nhằm ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch AIDS, vào cuối tuần này, cộng đồng quốc tế sẽ tổ chức cuộc họp 3 ngày tại trụ sở LHQ ở New York để thúc đẩy các phản ứng toàn cầu một cách nhanh chóng, hướng tới việc chấm dứt dịch AIDS trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp để chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030LHQ: Giới trẻ châu Á chết vì AIDS tăng gấp đôi trong 10 năm quaGiúp phụ nữ mang thai dự phòng lây nhiễm HIV sang con

Thảo luận người dân về cách phòng chống HIV tại một khu phố nghèo ở thành phố Pasay, Philippines. Ảnh: UNICEF.

"Kết thúc đại dịch AIDS là một phần quan trọng trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)", Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh trước thềm Hội nghị cấp cao về chấm dứt đại dịch AIDS 2016, sẽ diễn ra từ ngày 8/6-10/6 tới tại Đại hội đồng LHQ ở New York.

"Hội nghị cấp cao năm 2016 của Đại hội đồng LHQ về chấm dứt AIDS có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu và dịch vụ cung cấp, đồng thời thúc đẩy những nỗ lực của chúng tôi không để một ai rơi phía sau", Tổng thư ký Ban nói thêm.

Tham gia diễn đàn này sẽ bao gồm các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân, và cộng đồng những người chung sống và ảnh hưởng bởi HIV.

Trong năm 2015, cộng đồng quốc tế đã đạt được mục tiêu phòng chống AIDS trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) 6 - trong đó bao gồm việc ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch AIDS, đánh dấu lần đầu tiên một mục tiêu y tế toàn cầu đã được đáp ứng và vượt quá kế hoạch.

Thật vậy, dữ liệu cho thấy số lượng người tiếp cận với việc điều trị kháng virus đã tăng gấp đôi lên khoảng 17 triệu người từ năm 2010 đến năm 2015, theo Cập nhật tình hình AIDS toàn cầu năm 2016 vừa được Chương trình Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) công bố mới đây.

Một phần không thể thiếu để đạt được mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 sẽ đòi hỏi các nước phải có một cách tiếp cận nhanh chóng trong vòng 5 năm tiếp theo để đảm bảo rằng, các nỗ lực toàn cầu vẫn đang được tăng tốc trong thời gian đó, một báo cáo của Tổng thư ký LHQ nhằm nhanh chóng kết thúc đại dịch AIDS cho biết.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành UNAIDS Michel Sidibé cũng nhấn mạnh rằng, "chúng ta đang ở vào thời điểm duy nhất trong lịch sử". "Trong 5 năm tới, chúng ta có cơ hội để tiếp tục và đưa những phản ứng nhằm đối phó với HIV vận hành một cách vững chắc để chấm dứt đại dịch AIDS. Cuộc họp này sẽ rất quan trọng để khai thác triệt để những nỗ lực mà chúng tôi đã xây dựng từ năm 2011 và đảm bảo cam kết toàn cầu nhằm kết thúc đại dịch này", ông nói thêm.

Tại Hội nghị cấp cao cuối tuần này, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dự kiến ​​sẽ soạn thảo một tuyên bố chính trị mới về chấm dứt AIDS, trong đó bao gồm một tập hợp các mục tiêu có giới hạn thời gian để mở rộng quy mô tiến trình. Bản dự thảo ban đầu của tuyên bố chính trị sẽ được sử dụng làm cơ sở đàm phán.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & Myinform)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030

Theo tin từ UNNews, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đã hoan nghênh cam kết chấm dứt bệnh AIDS ở trẻ em vào năm 2030 của 12 quốc gia châu Phi, vừa được công bố ngày 1/2 tại một cuộc họp ở Dar Es Salaam, Tanzania.

Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV AIDS
Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS

Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong.

Bất bình đẳng giới đang cản trở nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt bệnh AIDS
Bất bình đẳng giới đang cản trở nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt bệnh AIDS

Trong một báo cáo mới được công bố trước thềm Ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12), Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho biết sự bất bình đẳng sẽ ngăn cản thế giới đạt được các mục tiêu toàn cầu đã được thống nhất về phòng chống AIDS, nhưng một “lộ trình ủng hộ bình quyền cho phụ nữ” có thể đưa các quốc gia trở lại đúng hướng.