Thứ Hai, 06/01/2014 06:11

Sau vụ khủng bố ở Dhaka, Bangladesh đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế

Các công ty nước ngoài có công dân đang làm việc trong ngành may mặc và xây dựng của Bangladesh đã ngừng việc đi lại tới nước này, đồng thời khuyến cáo công nhân nên ở trong nhà, không nên ra ngoài kể từ sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào một quán café ở thủ đô Dhaka.

 Nhiều lực lượng được huy động trong vụ tấn công trong vụ khủng bố ở Dhaka. Ảnh: AP

Lĩnh vực dịch vụ cũng đối mặt với việc hủy đơn hàng và các Đại sứ quán nước ngoài cũng đang tìm cách hạn chế nhân viên làm việc tại quốc gia Nam Á này, sau vụ tấn công tối 1/7 cướp đi mạng sống của 9 người Italy, 7 người Nhật, 1 người Mỹ, 1 người Ấn Độ và một số người Bangladesh.

Ngành công nghiệp may mặc của Bangladesh đang bị ảnh hưởng nặng nề sau vụ tấn công, làm dấy lên lo ngại rằng các nhà bán lẻ lớn sẽ xem xét lại kế hoạch nguồn nhân lực của mình.

Bangladesh, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, thu nhập chủ yếu dựa vào ngành may mặc - chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 4 triệu người. Bangladesh chỉ đứng sau Trung Quốc trong vai trò là nhà cung cấp quần áo cho các thị trường phát triển, chẳng hạn như châu Âu và Mỹ.

Kể từ sau vụ tấn công, một số công ty nước ngoài đã hạn chế đi lại tới Bangladesh và yêu cầu tổ chức các cuộc họp tại Bangkok, New Delhi hoặc Hong Kong, thay cho Dhaka.

Giới phân tích nhận định, các nhãn hiệu quần áo có tên tuổi đang cân nhắc chuyển hoạt động ra khỏi Bangladesh để chuyển tới những quốc gia tương đối an toàn hơn ở châu Á, chẳng hạn như Campuchia và Sri Lanka.

Trong khi đó, các đại sứ quán Mỹ và Anh ở Bangladesh đang hạn chế số lượng nhân viên ngoại giao và chỉ để lại những nhân viên thực sự cần thiết.

Hai công ty xây dựng Obayashi và Shimizu của Nhật Bản - có hàng chục lao động đang xây dựng các dự án cầu đường ở Bangladesh - cho biết, họ đã khuyến cáo nhân viên của mình nên ở trong nhà.

Ít nhất 2 khách sạn 5 sao ở Dhaka cho biết, họ đã nhận được nhiều thông báo hủy hợp đồng từ các khách hàng sau vụ tấn công, trong khi không có bất kì đơn hàng đặt phòng nào trong vòng những ngày qua.

Bảo Nghi (Lược lịch từ BBC & The Guardian)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh
[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh

50 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (11/2/1973-11/2/2023), quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Bangladesh đã có bước phát triển to lớn về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, thương mại cho đến văn hóa, giao lưu nhân dân.