Thứ Sáu, 14/02/2014 17:46

Malaysia đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng về nguồn nước

Một số khu vực thuộc 8 tiểu bang của Malaysia vừa được cảnh báo sẽ phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng về nguồn nước đến năm 2020, tờ Straitstimes hôm 14/8 đưa tin.

Theo đó, Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cảnh báo, mức độ căng thẳng về nguồn nước sẽ tăng 1,4 lần ở một số khu vực thuộc các bang Kedah, Penang, Kelantan, Perak, Selangor, Malacca, Johor, Negri Sembilan và thủ đô Kuala Lumpur.

Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Nguồn nước và Năng lượng Malaysia, ông S. Piarapakaran nói rằng, sự phát triển ở các khu vực đông dân cư là lý do khiến nhu cầu nguồn nước tăng lên; cảnh báo của WRI cũng ​​cho thấy, biến đổi khí hậu ​ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước ở Malaysia.

Trong một động thái liên quan, ông Datuk Michael Kang, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia nhận định, căng thẳng liên quan đến nguồn nước có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, nhất là ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm.

THANH NGÂN (Lược dịch từ AFP & Straitstimes)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

UNCTAD Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023
UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Theo một báo cáo mới vừa được công bố ngày 14/12 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 32.000 tỷ USD trong năm nay, nhưng lạm phát cao đã làm đảo ngược một số thành tựu đạt được trong những tháng gần đây. Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu đã chuyển sang đà “tiêu cực” trong nửa cuối năm 2022.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.