Thứ Sáu, 25/04/2014 21:13

IMF thúc giục châu Phi cắt giảm thâm hụt ngân sách

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 25/10 cho rằng, các nhà xuất khẩu dầu và hàng hóa của châu Phi nên loại bỏ những khoản trợ cấp, đồng thời tăng thuế để giúp nền kinh tế của “lục địa đen” vượt qua tình trạng tăng trưởng chậm nhất trong hơn 2 thập kỷ qua.

Trụ sở chính của IMF tại Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Trước đó hồi tháng 5 năm nay, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2016 của tiểu vùng Sahara châu Phi xuống 1,4% từ mức 3%, khi nền kinh tế từ Nigeria đến Zambia bị tác động mạnh do giá cả hàng hóa sụt giảm.

Ông Abebe Selassie, Trưởng Ban châu Phi của IMF nhận định, tăng trưởng có thể bắt đầu phục hồi trong năm tiếp theo lên mức 3%, nhưng chỉ khi các nền kinh tế khu vực thực hiện cải cách tài chính.

“Nếu họ không làm điều đó, những lỗ hổng sẽ càng mở rộng và cuộc khủng hoảng của hoạt động kinh tế yếu kém mà chúng ta chứng kiến cho đến nay sẽ càng khó khăn hơn”, ông Abebe nhấn mạnh.

Hiện nay, Nigeria, quốc gia đang đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong hơn 20 năm đang tìm cách mở rộng cơ sở thuế, nhằm bù đắp doanh thu thấp do sự sụt giảm của giá dầu.

Trong khi đó, Zambia, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của giá đồng thấp có thể loại bỏ trợ cấp nhiên liệu, theo ông Abebe.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & BUSINESS DAY ONLINE)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.

IMF Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023
IMF: Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.