Chủ Nhật, 04/05/2014 21:33

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực

Từ ngày 4/11, Hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu được thông qua tại thủ đô Paris của Pháp hồi tháng 12 năm ngoái chính thức có hiệu lực, gây áp lực lên các nước để bắt đầu thực hiện kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính theo cam kết đã đề ra.

“Đây là thời điểm để ăn mừng và cũng là lúc để hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris, với thiện chí và thái độ nghiêm túc”, Tổng thư ký Công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, bà Patricia Espinosa cho biết trong một tuyên bố.

“Trong một thời gian ngắn và chắc chắn là trong 15 năm tới, chúng ta cần nỗ lực để chống lại các tác động của biến đổi khí hậu”, bà Patricia nói thêm.

Được biết, Hiệp định Paris về biến đối khí hậu quy định một loạt các biện pháp nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

THANH NGÂN (Lược dịch từ  Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.