Thứ Năm, 25/09/2014 11:09

Đức nới lỏng một số hạn chế về cúm gia cầm

Giới chức trách Đức hôm qua (24/3) cho biết sẽ nới lỏng một số hạn chế được đưa ra trước đó nhằm chống lại sự lây lan của dịch cúm gia cầm, khi nguy cơ dịch bệnh này đang có chiều hướng giảm.

Đức tiêu hủy 16.000 con gà do cúm gia cầmĐức phát hiện ổ cúm gia cầm H5N1 đầu tiên

Mộtt rang trại gà ở Đức. Ảnh: AP

Theo tuyên bố của Bộ Nông nghiệp Đức, nông dân ở các bang phía bắc nước Đức Schleswig-Holstein sẽ được phép thả gia cầm ra các cánh đồng mở bắt đầu từ hôm nay (25/3).

Đức là một trong nhiều nước châu Âu phát hiện ra các trường hợp mắc bệnh cúm gia H5N8 có khả năng lây lan cao và yêu cầu giữa các đàn gia cầm trong nhà để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Việc tiếp xúc với các loại chim hoang dã được là một trong các nguồn gây nhiễm chính.

Ông Robert Habeck, Bộ trưởng Bộ Môi trường bang Schleswig-Holstein cho biết, cúm gia cầm đã phần lớn không xuất hiện ở khu vực phía bắc bang này trong 5 tuần qua.

Mức độ đe dọa tổng thể cũng giảm đi do mùa di cư của chim đang kết thúc, trong khi nhiệt độ ấm dần lên cũng làm giảm sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, lệnh cấm sẽ vẫn có hiệu lực đối với một số vùng ở Schleswig-Holstein, bắt buộc những người nông dân khác phải giữ gia cầu trong nhà. Đức đã tiêu huỷ hơn 700.000 con gà, gà tây, vịt và các loại gia cầm khác kể từ tháng 11 năm 2016 để chống sự lây lan của cúm gia cầm.

Pháp, nước có đàn gia cầm lớn nhất ở châu Âu, hồi đầu tuần cũng cho biết, số ca nghi nhiễm cúm gia cầm đang giảm mạnh và gia tăng hy vọng rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này sẽ sớm chấm dứt.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.