Thứ Sáu, 26/09/2014 16:10

LHQ kêu gọi các cường quốc cứu vãn lệnh ngừng bắn Syria

Đặc phái viên Liên Hiệp quốc (LHQ) về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura vừa lên tiếng kêu gọi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cứu vãn lệnh ngừng bắn ở Syria, nhằm giúp các cuộc đàm phán hòa bình đi đúng hướng, theo hãng tin Reuters ngày 26/3.

Xác định chương trình nghị sự cho các vòng hòa đàm Syria sắp tớiHội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hôm nay bỏ phiếu trừng phạt SyriaIraq ủng hộ Nga trong lệnh ngừng bắn ở SyriaLiên Hiệp Quốc hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn mới ở SyriaLệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria chính thức có hiệu lực

Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura đến một cuộc họp về Syria ở Geneva, Thụy Sỹ. Ảnh: Reuters

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh, Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh của ông gồm Nga, Iran và lực lượng dân quân Shi'ite từ những quốc gia lân cận đang tìm cách ngăn chặn cuộc giao tranh lớn nhất trong nhiều tháng, bắt đầu từ tuần này tại thủ đô Damascus và vùng nông thôn Hama.

"Sự gia tăng của các vi phạm trong những ngày gần đây đang làm suy yếu lệnh ngừng bắn, với những hậu quả tiêu cực đáng kể đối với sự an toàn của người dân Syria, cũng như nỗ lực nhân đạo và động lực của tiến trình chính trị", ông Mistura nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Đặc phái viên LHQ cũng nói rằng, ông đã viết thư cho các Ngoại trưởng của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, 3 nhà lãnh đạo bảo đảm lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 30/12, nhằm kêu gọi họ "tiến hành những nỗ lực khẩn cấp để duy trì lệnh ngừng bắn".

"Bất kỳ giải pháp chính trị nào cũng sẽ không có ý nghĩa nếu không được thực hiện với một lệnh ngừng bắn thực sự trên mặt đất. Nếu chúng ta không có lệnh ngưng bắn thực sự thì mọi việc sẽ xấu đi rất nhiều", ông Nasr al-Hariri, người đứng đầu phái đoàn phe đối lập Syria tham gia hòa đàm nhận định.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & PressTV)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.