Thứ Sáu, 07/11/2014 06:31

LHQ: Khủng hoảng đói nghèo càng làm trầm trọng thêm vấn nạn di cư

Với mỗi phần trăm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực, số người phải chạy trốn khỏi một quốc gia sẽ tăng tương ứng khoảng 1,9%, một nghiên cứu của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho biết.

Nạn di dời trở thành gánh nặng cho các nước nghèoOIC sẽ đóng góp đáng kể vào việc chấm dứt nạn đóiNạn di dời trở thành gánh nặng cho các nước nghèoOIC sẽ đóng góp đáng kể vào việc chấm dứt nạn đói

Đói nghèo khiến ngày càng nhiều người phải di cư. Ảnh: UN

Theo đó, khi ngày càng nhiều người phải đối mặt với đói nghèo thì dường như họ càng di cư nhiều hơn, trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn với nguy cơ nạn đói diễn ra ở 4 quốc gia đồng thời lần đầu tiên trong lịch sử gần đây.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết, số người chạy trốn khỏi một quốc gia tăng 1,9% đối với mỗi phần trăm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực, báo cáo đầu tiên phân tích một cách toàn diện mối liên hệ giữa đói nghèo và di cư cho thấy.

Theo phân tích, xung đột kéo dài kéo theo nhiều người phải bỏ nhà cửa, và dòng người tị nạn tăng 0,4% trong mỗi năm chiến tranh kéo dài thêm.

LHQ cho hay, hơn 20 triệu người có nguy cơ bị chết đói do hạn hán và xung đột ở Yemen, Somalia, Nam Sudan và Đông Bắc Nigeria, trong khi hơn 100 triệu người bị suy dinh dưỡng cấp tính trên toàn thế giới.

Nạn đói được tuyên bố ở một số khu vực của Nam Sudan vào tháng 2 năm nay - là nạn đói chính thức đầu tiên trong 6 năm trở lại đây.

Nghiên cứu của WFP thông qua các cuộc phỏng vấn người di cư đến từ 10 quốc gia cũng cho thấy, đói nghèo đã gây ra xung đột khi nhiều người buộc phải tham gia vào các nhóm vũ trang để nuôi sống gia đình. Ngược lại, chiến tranh càng làm cho lương thực trở nên khan hiếm hơn.

"Chúng tôi phải ăn cỏ để sống sót, lũ con tôi khóc suốt đêm vì đói", một phụ nữ chạy trốn khỏi Syria để tới Jordan cùng gia đình chia sẻ.

Theo số liệu của LHQ, có tới 65,3 triệu người trên thế giới đã phải di dời chỉ trong năm 2015.

Khoảng 1,6 triệu người tị nạn và di cư đã đến Liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2014-2016, dẫn tới các tranh chấp về việc chia sẻ gánh nặng giữa các quốc gia thành viên.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & UNDPI)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng

Giữa bối cảnh hàng triệu người trên toàn thế giới tiếp tục rơi vào nạn đói, các nhà lãnh đạo của năm tổ chức nhân đạo, ngân hàng và thương mại quốc tế đã kêu gọi hành động khẩn cấp hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.