Thứ Năm, 26/02/2015 14:59

Robot sát thủ: Công nghệ tiết kiệm lao động làm mất đi nhiều việc làm ở Nhật

Robot sát thủ (killer robot), những giải pháp công nghệ thông tin có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục vào năm 2025, tờ Nikkei Asian Review cho hay.

Robot vận chuyển Nidec trượt băng qua sàn nhà máy.

Con dao hai lưỡi

Việc các công ty ở Nhật Bản đang đua nhau giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng bằng cách sử dụng robot và các sáng kiến ​​tiết kiệm lao động khác có thể là một con dao hai lưỡi tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong thập kỷ tới.

Nhật Bản đang có một trạng thái làm việc hoàn toàn ảo. Sự phục hồi kinh tế kết hợp với tình trạng dân số đang suy giảm đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 3% vào tháng sáu. Đối với các loại công việc không thể thu hút được đủ công nhân, nhiều nhà tuyển dụng đang chuyển sang các robot và các giải pháp công nghệ khác.

Nhu cầu này đã tạo ra một mỏ vàng cho các công ty có thể thỏa mãn nhu cầu đó. Nhà sản xuất động cơ chính xác Nidec đang chuyển sang các hệ thống tự động hóa nhà máy. Shigenobu Nagamori, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty có trụ sở tại Kyoto, nói: “Nếu trong tương lai, 30 tỷ robot hoạt động giống như con người, nó sẽ tạo ra một ngành công nghiệp có tỷ lệ… thiên văn”.

Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản, các nhà sản xuất máy móc nước này đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 171,7 tỷ yên (1,57 tỷ USD) về robot công nghiệp trong quý hai, tăng 49% so với năm trước. Số lượng đặt hàng đứng ở mức 384,3 tỷ yên vào cuối tháng 6, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều nhà sản xuất không thể đáp ứng kịp làn sóng nhu cầu đang tăng lên.

Chi tiêu cho công nghệ thông tin cũng đang tăng. Các công ty lớn dự kiến ​​sẽ tăng số tiền đầu tư công nghệ thông tin 28% trong năm tài chính này lên 558,2 tỷ yên, theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. Tổng số tiền đầu tư cho công nghệ thông tin sẽ chiếm 8,2% của tất cả các chi phí vốn.

Hậu quả nhãn tiền

Không có gì là không đúng khi thu nhập doanh nghiệp cao phải đi cùng với chi tiêu vốn lớn hơn. Nhưng sự thiếu hụt lao động rất có thể là một yếu tố hạn chế cho quy mô hoạt động và duy trì các dịch vụ.

Các công ty sẽ dựa nhiều hơn vào người máy và trí thông minh nhân tạo. Nhưng điều này  về lâu dài có nguy cơ tạo ra sự dư thừa người lao động ngày càng tăng.

Các robot có thể thực hiện 30% khoảng 2.000 hoạt động việc làm khá khó mà con người được trả công để làm, nghiên cứu chung của The Nikkei và Financial Times cho thấy. Tại Nhật Bản, con số này lên đến 50%.

Ngọc Hà (lược dịch từ Nikkei Asian Review)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Theo đuổi đam mê
Theo đuổi đam mê

Đam mê công nghệ thông tin, Nguyễn Phan Nguyên Bảo (lớp 12 Tin 2, Trường THPT chuyên Khoa học) đã đăng ký tham gia cuộc thi “Edison – Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khoa học” do trường tổ chức. Bạn đồng hành cùng Bảo là Nguyễn Huỳnh Minh Nhật (lớp 11 Toán – Lý).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.