Thứ Tư, 01/04/2015 13:31

Mỹ tổn thất 240 tỷ USD mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm

Một báo cáo mới đây cho thấy, tình hình thời tiết cực đoan và ô nhiễm không khí từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã khiến nước Mỹ tổn thất khoảng 240 tỷ USD/năm trong thập kỷ qua, từ đó kêu gọi Tổng thống Donald Trump làm nhiều hơn để chống lại sự biến đổi khí hậu.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậu

Lũ lụt sau bão Harvey ở Texas, Mỹ tháng 8/2017. Ảnh: Reuters

Năm nay có thể sẽ là năm mà Mỹ phải gánh chịu thiệt hại ở mức cao kỷ lục với ước tính lên đến khoảng 300 tỷ USD do hậu quả từ các cơn bão Harvey, Irma và Maria, cùng với hàng loạt vụ cháy rừng ở các bang phía tây trong 2 tháng vừa qua.

"Các bằng chứng không thể phủ nhận được chứng tỏ rằng chúng ta càng đốt cháy nhiều nhiên liệu hóa thạch chừng nào thì sự biến đổi khí hậu càng diễn ra nhanh chừng đó", các nhà khoa học hàng đầu khẳng định trong nghiên cứu của Quỹ Sinh thái phi lợi nhuận Universal.

Theo ước tính, trong thập niên vừa qua, chi phí để chăm sóc sức khoẻ con người do ô nhiễm không khí gây ra từ nhiên liệu hóa thạch trung bình vào khoảng 188 tỷ USD/năm, trong khi thiệt hại do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, sóng nhiệt và lũ lụt trung bình cũng lên đến 52 tỷ USD.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, Tổng thống Donald Trump có thể làm giảm mức tổn thất 240 tỷ USD, tương đương với 1,2% GDP của Mỹ, bằng cách sửa đổi lại kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp than ở Mỹ và rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

Đồng tác giả Robert Watson cho biết: "Chúng tôi không nói rằng tất cả các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là do hoạt động của con người, nhưng dường như các hiện tượng này đang gia tăng cường độ". Ví dụ như, nhiệt độ đại dương ấm hơn đồng nghĩa với việc độ ẩm trong không khí cao hơn, từ đó có thể gây ra các cơn bão lớn.

Trong một dấu hiệu cho thấy các nguy cơ đang gia tăng, đã có 92 sự kiện thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại vượt quá 1 tỷ USD ở Hoa Kỳ trong thập niên qua, so với 38 sự kiện trong những năm 1990 và chỉ 21 trong những năm 1980.

Nghiên cứu cũng cảnh báo, chi phí tổng thể của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên 360 tỷ USD/năm trong thập kỷ tới. Các chính sách nghiêng về phát triển than đá của Tổng thống Trump có thể dẫn đến những nguy cơ cao về ô nhiễm không khí, đảo ngược những tiến bộ gần đây về chất lượng không khí.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.