Thứ Ba, 28/04/2015 07:12

Khoảng 604.000 người tị nạn Rohingya đến Bangladesh từ cuối tháng 8

Tờ Sputniknews ngày 27/10 dẫn lời Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho hay, khoảng 604.000 người đã vượt biên giới để trốn khỏi bạo lực tại Myanmar.

Banglades: Lật thuyền chở người tị nạn, 12 người thiệt mạngCần 434 triệu USD cứu trợ cho người tị nạn Rohingya trong 6 tháng tớiUNICEF: 240.000 trẻ em Rohingya đang trong tình trạng nguy hiểm

Người tị nạn Rohingya trên một chiếc thuyền. Ảnh: Reuters

Tuyên bố của IOM nói rằng: "Tổng cộng có 817.000 người tị nạn Rohingya hiện đang sống ở huyện cực nam của Bangladesh. Kể từ ngày 25/8, khoảng 604.000 người đã vượt biên giới để trốn khỏi bạo lực tại Myanmar”.

Cơ quan này cũng lưu ý rằng, phần lớn những người mới đến đang sống trong các trại tạm thời, trong khi chỉ có 46.000 người đang cư trú trong cộng đồng chủ nhà.

Trong một động thái liên quan, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 27/10 thông báo rằng, họ đã nhận được sự chấp thuận của chính quyền Myanmar để cung cấp lương thực cho tiểu bang phía bắc Rakhine và bắt đầu đàm phán về chi tiết việc chuyển giao hàng viện trợ.

Lê Thảo (Lược dịch từ Sputniknews)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh
[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh

50 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (11/2/1973-11/2/2023), quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Bangladesh đã có bước phát triển to lớn về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, thương mại cho đến văn hóa, giao lưu nhân dân.

Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu

Ngành dệt may Bangladesh hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn do suy thoái toàn cầu và lạm phát khi các nhà bán lẻ ở cả thị trường châu Âu và châu Mỹ đang hoãn các chuyến hàng thành phẩm hoặc trì hoãn đặt đơn hàng do lạm phát tăng cao.

Cướp máy bay chở khách trên không trung, không tặc bị bắn hạ
Cướp máy bay chở khách trên không trung, không tặc bị bắn hạ

Vụ việc xảy ra vào chiều 24/2. Một hành khách trên chiếc máy bay mang số hiệu BG-147 của hãng hàng không Biman Bangladesh Airlines mang theo súng đã lẻn vào buồng lái, ép phi công hạ cánh xuống sân bay Chittagong, Đông nam Bangladesh khi chiếc phi cơ đang trên hành trình từ thủ đô Dhaka, Bangladesh, tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.